Chiến lược Marketing

Trang chủ » » Bảng xếp hạng FAST500 năm 2015: Những phát hiện...

Bảng xếp hạng FAST500 năm 2015: Những phát hiện...

29/07/2015

Theo thống kê từ BXH FAST500 năm công bố 2015, gần 260 doanh nghiệp trong BXH cũng từng có mặt trong BXH năm ngoái, tương đương với hơn 56% số doanh nghiệp tăng trưởng FAST500. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doanh

 

Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam – BXH FAST500 năm 2015 mới được Vietnam Report công bố ngày 10/3 đã gây sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Hãy cùng nhìn lại một số điểm chính của Bảng xếp hạng FAST500 với những thống kê đáng lưu ý sau đây:

Hơn 56% số doanh nghiệp FAST500 năm nay từng xuất hiện trong BXH năm trước

Theo thống kê từ BXH FAST500 năm công bố 2015, gần 260 doanh nghiệp trong BXH cũng từng có mặt trong BXH năm ngoái, tương đương với hơn 56% số doanh nghiệp tăng trưởng FAST500. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp tăng trưởng vẫn đang duy trì tốt hiệu quả hoạt động của mình bất chấp tình hình kinh tế và kinh doanh có nhiều biến động khó lường.

Trong số các doanh nghiệp tăng trưởng “quen thuộc” xuất hiện liên tiếp trong 2 năm công bố BXH FAST500 này, chỉ có khoảng 38% doanh nghiệp tăng hạng, đồng nghĩa với việc hơn 62% số doanh nghiệp bị tụt hạng so với năm ngoái. Nếu so kỹ hơn vào nhóm doanh nghiệp này có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép – CAGR trung bình giai đoạn 2010-2013 của toàn nhóm giảm đi đáng kể so với năm trước, từ mức 43,6% xuống còn 29,1%.

{keywords}

Hình 1: CAGR trung bình giai đoạn 2009 – 2012 so với giai đoạn 2010 – 2013 của nhóm doanh nghiệp liên tục có mặt trong BXH FAST500 2 năm vừa qua. Nguồn: Vietnam Report

Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp khi phát triển tới một mức độ nhất định sẽ có xu hướng giảm tốc dần, thậm chí đi ngang. Do vậy việc giảm tốc tăng trưởng của các doanh nghiệp trong giai đoạn sau là điều hoàn toàn dễ hiểu, chưa kể kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt trong hệ thống tài chính-ngân hàng mà điển hình là tình trạng nợ xấu cao, tồn kho bất động sản lớn… Bên cạnh đó hàng nghìn doanh nghiệp bị giải thể, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay do lãi suất cao… cũng khiến tình hình kinh doanh chung trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, chưa nói tới việc tăng hay tụt hạng, có tên liên tục trong Bảng xếp hạng tăng trưởng FAST500 đã là một “kỳ tích” đối với các doanh nghiệp.

Gần 52% doanh nghiệp lớn VNR500 năm 2014 lọt vào BXH tăng trưởng FAST500 năm 2015

Theo tổng hợp của Vietnam Report, khoảng 51,6% số doanh nghiệp FAST500 năm nay đồng thời lọt vào Bảng xếp hạng VNR500 – 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 (được công bố vào tháng 12/2014). Các doanh nghiệp giao thoa giữa 2 BXH này là minh chứng cho thực tế, doanh nghiệp lớn vẫn có khả năng lớn hơn nữa, hay tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp là không giới hạn.

Trong số các doanh nghiệp lớn tăng trưởng này, có đến gần 72% là doanh nghiệp tư nhân trong nước, một lần nữa khẳng định sự năng động trong kinh doanh, đổi mới trong quản trị và sự tự tin, dám nghĩ dám làm có thể đem lại thành quả không ngờ cho các doanh nghiệp.

{keywords}

Hình 2: Cơ cấu nhóm doanh nghiệp VNR500 trong BXH FAST500 năm 2015 phân theo loại hình doanh nghiệp. Nguồn: Vietnam Report

Hơn 24% doanh nghiệp FAST500 đã niêm yết trên sàn, đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR trung bình 22,9% trong giai đoạn 2010-2013

Trong số 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, có hơn 24% doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán (HNX và HSX), đạt tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình giai đoạn 2010-2013 là 22,9%, thấp hơn so với mức trung bình chung của toàn BXH (31,1%). Con số trên cho thấy niêm yết là cầu nối đưa doanh nghiệp đến gần hơn với giới đầu tư, góp phần làm tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp, nhưng không hẳn là phương thức duy nhất giúp doanh nghiệp tăng trưởng. Ngược lại, niêm yết sẽ tạo thêm gánh nặng tăng trưởng cho doanh nghiệp, bởi bỏ qua yếu tố đầu cơ, chỉ khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng ấn tượng mới có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, trong khi không có sự tăng trưởng nhanh nào là mãi mãi. Do vậy, các doanh nghiệp niêm yết ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 thực sự là những điển hình tiêu biểu cho nỗ lực tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.

Xét về hệ số sinh lời ROE năm 2013, ngành vận tải, dược phẩm – y tế, viễn thông – tin học – công nghệ thông tin và khoáng sản – xăng dầu là 4 ngành có hệ số ROE trung bình cao hơn mức trung bình toàn nhóm doanh nghiệp niêm yết (17%).

{keywords}

Hình 3: Top 5 ngành có ROE trung bình năm 2013 cao nhất của nhóm doanh nghiệp niêm yết trong BXH FAST500 năm 2015. Nguồn: Vietnam Report

Năm 2013, doanh nghiệp đã đánh đổi “mục tiêu tăng trưởng” thành “chặn đáy suy thoái”, làm tiền đề để kinh doanh năm 2014 ổn định hơn và là cơ sở để các nhà dự báo kinh tế cũng như giới kinh doanh đặt kỳ vọng vào một sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2015. Tuy nhiên duy trì mức tăng trưởng cao, đồng nghĩa với việc liên tục ghi tên trong Bảng xếp hạng FAST500 không phải là mục tiêu dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó trong giai đoạn khởi sắc tới đây, các doanh nghiệp cần nắm bắt chắc thời cơ, xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước.

Buổi Lễ công bố và tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015 dự kiến sẽ được Vietnam Report và VietnamNet tổ chức vào ngày 22/4/2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.

 

  




;

Văn bản gốc


;