Tranh luận

Trang chủ » » Đổi mới ngành xây dựng thông qua cuộc cách mạng năng suất

Đổi mới ngành xây dựng thông qua cuộc cách mạng năng suất

28/03/2019

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Việc đổi mới ngành xây dựng đòi hỏi những hành động cần thiết và toàn diện thông qua việc áp dụng rộng rãi hơn các phương pháp sản xuất hàng loạt.

Ngành xây dựng đang sử dụng khoảng 7% dân số thế giời trong độ tuổi lao động và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới, với 10 nghìn tỷ đô la chi cho hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xây dựng mỗi năm. Nhưng ngành công nghiệp này lại có một vấn đề về năng suất khó khắc phục và dựa theo một Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey về Đổi mới ngành xây dựng: Một lộ trình nhằm tăng trưởng năng suất với cơ hội nâng giá trị gia tăng thêm 1,6 nghìn tỷ đô la.

Các lĩnh vực khác cũng có sự tự chuyển đổi và cải thiện năng suất. Trong ngành bán lẻ, các cửa hàng truyền thống từ nửa thế kỷ trước đã được thay thế bởi các cửa hàng bán lẻ hiện đại quy mô lớn với chuỗi cung ứng toàn cầu với hệ thống phân phối số hóa và thu thập thông tin khách hàng. Trong sản xuất, các nguyên tắc tinh gọn cùng với tự động hóa rộng rãi đã thay đổi hoàn toàn các ngành công nghiệp.

Trong khi đó, phần lớn ngành xây dựng phát triển với tốc độ đóng băng. Lấy một ví dụ: xây dựng là một trong những ngành ít có sự ứng dụng số hóa nhất trên thế giới, theo chỉ số số hóa của MGI. Ở Hoa Kỳ, xây dựng đứng ở vị trí thứ hai từ dưới lên, và ở châu Âu, nó nằm ở vị trí cuối cùng xét về chỉ số này.

Xét trên quy mô toàn cầu, tăng trưởng năng suất lao động trong xây dựng chỉ đạt trung bình 1% mỗi năm trong suốt hai thập kỷ qua, so với mức tăng 2,8% của toàn bộ nền kinh tế thế giới và 3,6% trong lĩnh vực sản xuất. Đối với một số các quốc gia được phân tích, trong mười năm qua, chưa đến một phần tư các công ty xây dựng có mức tăng trưởng phù hợp với mức tăng trưởng năng suất của các nền kinh tế nói chung. Có một sự thật là những công ty nhỏ hơn với năng suất thấp, và nhiều dự án xây dựng phải chịu áp lực lớn về chi phí và thời gian.

Nếu năng suất của ngành xây dựng bắt kịp với nền kinh tế thì điều này sẽ giúp gia tăng giá trị của ngành thêm khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la, tăng thêm khoảng 2% giá trị cho nền kinh tế toàn cầu, hoặc tương đương với việc đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu cơ sở hạ tầng của thế giới. Trong đó, một phần ba cơ hội là ở thị trường Hoa Kỳ.

Nguồn: McKinsey and Company

Nếu không thay đổi, việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng và nhà ở trên toàn thế giới sẽ khó lòng được đáp ứng. Mặc dù ngành này có tiềm năng rất lớn để tạo thêm giá trị gia tăng, và mặc dù trong thực tế, những thách thức trong ngành đều được biết đến và đã được thảo luận từ lâu, nhưng tiến độ cải thiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Khảo sát Năng suất ngành Xây dựng MGI mới đây đã liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu suất kém. Ngành xây dựng được điều tiết rộng rãi và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của khu vực công; tuy nhiên sự không minh bạch và đôi khi là cả tham nhũng đã làm méo mó thị trường. Hơn thế nữa, ngành xây dựng rất phân tán: các hợp đồng thường có sự bất hợp lý trong phân bổ rủi ro và lợi nhuận; thông thường, chủ sở hữu và người mua thiếu kinh nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn khi điều hướng một thị trường thiếu minh bạch. Kết quả là việc quản lý và thực hiện dự án kém, không đủ kỹ năng, quy trình thiết kế không đầy đủ và đầu tư không đúng mức vào phát triển kỹ năng, R&D, cũng như đổi mới.

Hiệu suất của ngành xây dựng toàn cầu là không đồng đều. Có sự khác biệt lớn theo khu vực và các biến thể lớn trong ngành. Ngành này chia thành hai nhóm: các công ty có quy mô lớn tham gia vào các công trình nặng như công trình dân dụng, công nghiệp và nhà ở quy mô lớn; và một số lượng lớn các công ty hoạt động trong các ngành nghề mang tính chuyên môn như cơ khí, điện và hệ thống ống nước với vai trò như nhà thầu phụ hoặc làm việc với các dự án nhỏ hơn như tân trang nhà ở cho hộ gia đình. Nhóm đầu tiên thường có năng suất cao hơn từ 20 đến 40% so với nhóm thứ hai.

Ví dụ về các công ty và khu vực sáng tạo cho thấy rằng hành động toàn diện có thể giúp tăng năng suất từ 50 đến 60 phần trăm. Họ đang xem xét lại quy định; xây dựng lại khung hợp đồng để xác định lại động lực của ngành; cân nhắc lại về thiết kế và quy trình kỹ thuật; cải tiến quy trình và quản lý chuỗi cung ứng; cải thiện thi công tại chỗ; ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, vật liệu mới và tự động hóa tiên tiến; cũng như đào tạo lại lực lượng lao động.

Các phân mảng của ngành có thể chuyển thành một hệ thống sản xuất hàng loạt lấy cảm hứng từ ngành sản xuất, trong đó phần lớn một dự án xây dựng được hoàn thiện từ các linh kiện tiêu chuẩn đúc sẵn từ một nhà máy. Cho đến nay việc áp dụng phương pháp này vẫn bị hạn chế, mặc dù nó đang có xu hướng tăng lên. Ví dụ về các công ty đang đi theo xu hướng này cho thấy việc tăng năng suất từ năm đến mười lần là có thể.

Ngày nay, ngành xây dựng đang rơi vào bế tắc - để phá vỡ nó đòi hỏi sự chuyển dịch từ tất cả các công ty trong ngành. Chủ sở hữu nên là người hưởng lợi chính của việc chuyển đổi sang một mô hình có năng suất cao hơn và phần thưởng cuối cùng cho họ chính là mức độ tin cậy cao hơn về thời gian và chi phí thấp hơn. Nhưng họ thường không thích rủi ro và không đủ kinh nghiệm để điều hướng trong một thị trường không minh bạch. Chỉ khi có đủ phạm vi, nhà thầu và các công ty dựa trên hệ thống sản xuất mới có thể cung cấp nhiều sản phẩm được tiêu chuẩn hóa ở mức giá thấp hơn, từ đó họ mới có thể thay đổi được quy trình thực tế.

Bản thân các nhà thầu và các công ty hoạt động trong các ngành nghề mang tính chuyên môn khác cần phải chấp nhận chịu thiệt thòi khi bước đầu chuyển sang một hệ thống mới hiệu quả hơn. Nhiều công ty giành được đơn đặt hàng bằng cách tối ưu hóa giá trước và sau đó bù đắp thặng dư bị mất thông qua những thay đổi đơn hàng và yêu cầu; các thông số kỹ thuật không đủ tiêu chuẩn hoặc tốn kém có thể đem lại doanh thu cao hơn là tỷ suất lợi nhuận thấp. Hiện tại, nhiều nhà thầu đang tập trung vào việc duy trì các tỷ suất lợi nhuận đó hơn là đo lường và cải thiện năng suất.

Một số chính phủ hiện đang thực hiện một cách tiếp cận tích cực để tăng năng suất của ngành xây dựng thông qua các quy định. Tác động của những nỗ lực như vậy có thể được củng cố bởi một số lực lượng đang vượt qua các rào cản để thay đổi. Nhu cầu đang tăng lên; quy mô của thị trường và dự án ngày càng tăng, làm cho một hệ thống mới năng suất hơn trở nên khả thi hơn; và giá của công nghệ nâng cao năng suất và các công cụ kỹ thuật số đang giảm, giúp các công ty dễ dàng tiếp cận hơn, đồng thời tăng tính minh bạch của thị trường và phá vỡ các giao dịch nhỏ lẻ. Với chi phí lao động tăng lên, nhu cầu ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất trở nên cấp bách hơn.

Thu Thuỷ

Lược dịch theo McKinsey and Company

  




;

Văn bản gốc


;