Fredmund Malik và Peter Drucker

Trang chủ » » Làm thế nào để nhận ra “cái mới” trong cuộc Đại chuyển đổi?

Làm thế nào để nhận ra “cái mới” trong cuộc Đại chuyển đổi?

Có những “cái mới” xảy ra ngoài kia mà nhiều người chưa biết. Hoặc là không nhìn thấy, hoặc là nhìn thấy nhưng không nhận ra. Điều gì đẩy kiến thức và hiểu biết của chúng ta tới giới hạn? Chúng ta phải mất bao lâu để nhận ra một điều gì đó “mới” đang diễn ra? Khi nào sự cách tân thực sự trở nên khả thi?

Vietnam Report trân trọng giới thiệu quan điểm của Giáo sư Tiến sĩ Fredmund Malik – Chủ tịch Viện Malik (Thụy Sĩ), một trong những chuyên gia về lãnh đạo và quản lí có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới, “hình tượng người chỉ huy trong cả lý thuyết lẫn thực hành quản lí” (theo Peter F. Drucker).

GS. TS. Fredmund Malik, tác giả cuốn sách "Managing Performing Living" sắp ra mắt ấn bản tiếng Việt.

Ảnh: GS. TS. Fredmund Malik, tác giả cuốn sách "Managing Performing Living" sắp ra mắt ấn bản tiếng Việt.

Làm thế nào để nhận ra “cái mới”

Những biểu hiện cao nhất trong quản lí bao gồm sự cách tân. Những sự cách tân thực sự phá vỡ khuôn khổ dường như đã được thiết lập và thiết lập lại các giới hạn hoàn toàn mới. Chúng xây dựng nên thứ gì đó mới mẻ và cách mạng, một mô hình mới, một cách nghĩ mới, thường là một quan điểm thế giới hoặc triết học thế giới mới. Chúng mở ra một thứ gì đó chưa từng tồn tại trước đây và không thể tưởng tượng được – đó là thứ người ta không muốn có, thậm chí còn chiến đấu chống lại nó.

Hiếm có sự cách tân nào được hoan nghênh trừ vũ khí quân sự. Phần lớn mọi sự cách tân đều có lịch sử phát triển kéo dài hàng thập niên và có cả một trận chiến khó khăn cho tới khi chúng giành được chiến thắng, ví dụ như ô tô ra đời. Nhiều nỗ lực đã không thành công. Tiến trình tổng thể của những sự cách tân cơ bản được đặt tên bởi nhà kinh tế học người Áo, Joseph Schumpeter: “Hủy diệt sáng tạo”. Cách tân thực sự tạo ra một thứ gì đó mới và tốt hơn, khiến những gì tồn tại tới ngày nay đang có bị hủy diệt hay trở nên vô nghĩa.

Mọi người thường nghĩ rằng những mô hình mới bất ngờ xuất hiện ở đó. Nhưng điều ấy không đúng. Họ chỉ bất ngờ và ngạc nhiên, chứ thực ra chúng đã phát triển từ lâu – thường kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí là hàng thập kỉ, mà hầu như không gây được sự chú ý. Nó không chỉ ở trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác, ví dụ như thể thao leo núi.

Sự cách tân nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này có lẽ là kế hoạch có ý thức của Reinhold Messner và Peter Habeler. Họ đã thành công leo lên đỉnh Everest. Đó là sự thay thế cho những chuyến thám hiểm rườm rà trước đây bằng cách chuyển từ các phương pháp được biết đến từ vùng núi Apls sang cách leo núi cao theo nhóm nhỏ, không có oxy, dây thừng cố định hay nhóm bổ sung... Sự cách tân này chứng minh cho sự khởi đầu của một mô hình chuyển đổi lớn, từ lâu vốn không được công nhận. Ban đầu, những người tiên phong như vậy thường bị gọi là điên rồ.

Giới hạn không thể vượt qua của khả năng con người

Những quá trình như thế rất giống nhau, nhưng người ta chỉ có thể nhận ra điều này khi nhận thức của họ đã trở nên sắc bén hơn. Đã có một số cách tân trong môn thể thao leo núi ngày nay. Vào đầu thập niên 70, Reinhold Messner đã viết cuốn sách “Mức 7”. Trong suốt thời gian này, một cuộc thảo luận căng thẳng đã diễn ra, những khó khăn trong cách leo núi truyền thống do Willo Welzenbach – một trong những nhà tiên phong vào những năm 1920 – đề xuất đã trở nên rõ hơn. Trước kia, khó khăn chỉ dao động từ mức 1 đến mức 6. Leo núi hiện đại tức là sự di chuyển mà không cần trợ giúp nhân tạo nào; chúng chỉ được cho phép sử dụng như một hệ thống an toàn.

6 nấc thang đo leo núi không chỉ là sự giới hạn leo trèo mà còn là giới hạn sự tự do về tư tưởng, thậm chí còn gắn liền với trí tưởng tượng. Tại sao người ta phải nghĩ đến thứ gì đó vượt quá giới hạn khả năng của con người? Năm 1977, bước đột phá về “mức 7” đã trở thành sự thực – không phải là một giới hạn “tuyệt đối” mới, mà là một lời mời khó cưỡng đối với những nhà leo núi trẻ tuổi không chấp nhận bị giới hạn. Không có gì là không thể đối với họ. 26 năm sau – năm 2013, lần đầu tiên, mức 12 cũng xuất hiện tại La Dura, Catalan Oliana, do Czech Adam Ondra – người mới 20 tuổi thực hiện. Mức 7 từng được cho là giới hạn không thể vượt qua của khả năng con người đã ở chỗ nào? Giới hạn cuối cùng của nó là đâu? Nó có thể tồn tại ở đâu đó.

Những khía cạnh mới

Đó là sự giải phóng trong mọi khía cạnh. Các liên kết đã bị phá vỡ hoàn toàn, các giới hạn trước kia của những nhà leo núi đã được bỏ qua và dễ dàng trông thấy được điều đó, bởi huấn luyện và leo núi thực tế vốn khác nhau.

Ngày càng có nhiều người phụ nữ, như Catherine Destiville và Lynn Hill, cho thấy những gì họ có thể làm được. Năm 1992, Destiville đã thành công với Eiger North Face chỉ trong 17 giờ. Những khó khăn của nhà leo núi trước đây đều bị xóa bỏ hoàn toàn. Có những bước nhảy riêng rất nhanh, như màn trình diễn ấn tượng của Alexander Huber tại Hasse-Brandler-Direttissima, phía bắc Cima Grande mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào, không có dây leo, không dây thừng, chỉ có một người. Alex Honold cần 4 giờ để leo 1.000m (El Capitan), cũng không cần sự trợ giúp nào. Hơn một năm đào tạo chuyên sâu và chuẩn bị kĩ lượng, đổi lại một thành tựu to lớn. Điều này không thể đạt được với lối tư duy cũ trước thực tế ngày nay.

Mô hình chuyển đổi trong quản lí hay sự thay đổi tuyệt đối

Các giới hạn đã trở nên lỗi thời, nhưng không được nhận ra. Đây là một trong những điều đáng chú ý nhất mà giới hạn có thể được giữ vững trong tâm trí trong thời gian dài, khi mà thực tế chúng đã biến mất từ lâu. Chúng tiếp tục tồn tại như những hiệp định, định kiến và thói quen.

Đây là cách tôi nhìn nhận các sự kiện trong kinh doanh và xã hội. Giống như leo núi đã trải qua một sự biến đổi hoàn toàn trong hai thập niên, không còn sót lại gì từ cách leo núi của 100 năm trước – một sự hủy diệt sáng tạo hoàn toàn – nền kinh tế và xã hội nói chung đang trải qua một sự biến đổi gọi là “Đại chuyển đổi thế kỉ 21”. Nó cũng sẽ là một sự hủy diệt sáng tạo – miễn là áp dụng các công cụ đúng. Sẽ còn rất ít cái cũ, ngoại trừ trong bảo tàng. Những gì đang diễn ra ngoài đó không phải là quá trình chuyển đổi từ Thế giới Cũ sang Thế giới Mới. Chỉ khi nhìn thấy nó theo cách này, ta mới có thể hiểu nó và hành động sao cho phù hợp.

Câu hỏi then chốt là: Làm thế nào để tôi hành động ngay hôm nay khi tôi buộc phải chấp nhận rằng tôi không biết gì về tương lai? Khái niệm về một sự biến đổi hủy diệt sáng tạo lớn là xa lạ và đáng sợ đối với hầu hết mọi người. Nhưng ngay khi nhìn vào khả năng mở cửa các giới hạn, sáng tạo có thể xuất hiện từ trong chính sự hủy diệt.

Trong khi một ý tưởng có thể làm mọi người chậm lại và khiến họ nhỏ đi, một ý tưởng khác cũng có thể khơi gợi và truyền cảm hứng cho họ. Lạc quan và bi quan là không phù hợp. Trong tình huống như vậy, người ta nên đặt những từ như “lạc quan” và “bi quan” ra sau. Điều quan trọng bây giờ là chủ nghĩa hiện thực thế tục. Giá trị của nó là không thể thiếu. Những gì bạn làm dựa trên cơ sở đánh giá thực tế về tình huống có thể là lạc quan, thậm chí táo bạo. Trước một chuyến đi thực sự lớn và khó, nhất là trước bước leo đầu tiên, những nhà leo núi có kinh nghiệm không cảm thấy lạc quan hay bi quan, sợ hãi hay say mê. Vào sáng sớm, họ vẫn lặng lẽ và chu đáo chuẩn bị hành trang; mọi thứ được kiểm tra lại một lần. Người leo núi kiểm soát tốt bởi họ biết rằng mình đã tự chuẩn bị đủ cho bản thân; vì họ biết họ phải làm chủ đồ của mình trong mọi tình huống, và phải có thiết bị phù hợp cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Họ biết đồng nghiệp của mình cũng biết điều này. Tất cả đều “phải biết”, vì dự đoán hay hi vọng là quá nguy hiểm.

“Cuộc Chuyển đổi Vĩ đại Thế kỉ 21” không chỉ là hành trình leo núi đầu tiên, hay một phong cách leo núi hoàn toàn mới với triết lí “phương tiện bình đẳng” mới, mà nó giống với việc khám phá ra một lục địa chưa ai biết đến. Để nắm vững thách thức này, cần xác định rõ rằng chúng ta không phải chỉ đối mặt với sự chuyển đổi mô hình trong quản lý. Điều đang xảy ra không khác gì sự thay đổi trong các phạm trù cơ bản mà để hiểu chúng, cần nhận thức rõ về xã hội và nền kinh tế.

Có rất ít phạm trù hiểu biết về kinh tế, tổ chức và quản lí trước kia vẫn còn hữu ích cho tới ngày nay. Chúng không còn có thể chỉ dẫn con người hành động. Các nhà sử học sẽ đầy hồi tưởng khi nói về sự thay đổi lịch sử và tư duy sâu sắc lúc họ bị thu hút bởi thời đại của chúng ta. Những ý định mang tính quyết định sẽ được xác định bởi hành động của các nhà quản lí và chức năng của các tổ chức xã hội.

 GS. Fredmund Malik là diễn giả chính trong Hội nghị Vietnam CEO Summit 2017 do Vietnam Report tổ chức vào ngày 18/07/2017 tại Khách sạn Sheraton (Hà Nội), cùng với GS. Thomas Patterson – ĐH Harvard, PGS. TS. Nguyễn Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an... Với chủ đề Cuộc Chuyển đổi Vĩ đại Thế kỉ 21 và Chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam, hội nghị là dịp để lãnh đạo cộng đồng doanh nghiệp Việt cùng trao đổi về những tư duy mới nhất trong cuộc “Đại chuyển đổi” và các công cụ, phương pháp quản lý hiệu quả trong bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay.

 -----

 Mọi thông tin chi tiết về chương trình, xin vui lòng liên hệ:

 Ms. Trương Minh Hà

 Hotline: 0904 766 410

 Email: hatruong@vietnamreport.net / info@vietnamreport.net

 

  




;

Văn bản gốc


;