Tin tức doanh nghiệp

Trang chủ » » Những bước chân không mỏi của nữ nhân viên trẻ vùng cao

Những bước chân không mỏi của nữ nhân viên trẻ vùng cao

13/08/2019

Là giao dịch viên kiêm nhân viên kinh doanh của Bưu điện huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cô gái trẻ Nông Thị Thu Huệ đã có 2 năm lăn lộn với nghề để trở thành một nhân viên bán hàng nhiệt tình, năng nổ, đóng góp tích cực vào doanh thu của đơn vị.

Là giao dịch viên kiêm nhân viên kinh doanh của Bưu điện huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cô gái trẻ Nông Thị Thu Huệ đã có 2 năm lăn lộn với nghề để trở thành một nhân viên bán hàng nhiệt tình, năng nổ, đóng góp tích cực vào doanh thu của đơn vị.


Nông Thị Thu Huệ trong một đợt ra quân bán hàng

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, trước khi quyết định về quê lập nghiệp, cô gái dân tộc Nùng Nông Thị Thu Huệ đã có một thời gian làm việc ở Hà Nội. Khi biết thông tin Bưu điện tỉnh tuyển dụng, không do dự, Huệ nộp đơn dự thi để thực hiện mong muốn được về công tác tại quê nhà rồi trúng tuyển trở thành nhân viên Bưu điện huyện Hạ Lang từ đó.

Những ngày đầu bỡ ngỡ, Huệ bắt đầu học hỏi và làm quen với các nghiệp vụ của ngành Bưu điện. Từ những khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết nhất như gói bọc, nhận bưu gửi thế nào, khai thác đóng túi, chia chọn ra sao đến việc ghi nhớ tên phường xã, các cơ quan đoàn thể để chia công văn, thư từ, báo chí. Sau 2 tháng học việc, Huệ bắt tay vào công việc, làm quen với việc ngồi quầy, thực hiện các thao tác của mảng bưu chính chuyển phát, rồi đến các dịch vụ của mảng tài chính bưu chính. Khi đã nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn, Huệ được phân công cùng đồng nghiệp tổ chức những đợt quảng bá sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa của tỉnh Cao Bằng và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Địa hình phức tạp, hiểm trở với núi cao, chia cắt mạnh, có nhiều nếp gãy khổng lồ tạo nên những khe sâu, đèo dốc. Quãng đường từ trung tâm thành phố đến huyện chỉ hơn 70km nhưng phải mất 3h đồng hồ mới đến nơi bởi toàn dốc đứng và đá, có lúc tưởng chừng như xe chuẩn bị lao xuống vực vì đường quá hẹp. Có những đoạn đường xe chỉ vừa một chiếc ô tô nên vừa đi tài xế vừa phải bấm còi từ rất xa.

Bên cạnh tình hình giao thông khó khăn, Hạ Lang có biên giới giáp với Trung Quốc nên các sản phẩm hàng hóa của nước này tràn vào rất nhiều. Tâm lý bà con chỉ ưa chuộng những mặt hàng có giá thành rẻ nên để thay đổi thói quen tiêu dùng và vận động người dân sử dụng các sản phẩm hàng Việt Nam đảm bảo nguồn gốc xuất rất gian nan. Bên cạnh đó, cư dân hơn 95% là đồng bào dân tộc thiểu số với nếp nghĩ, phong tục tập quán cũ đã hằn sâu, việc giới thiệu và đưa những sản phẩm, dịch vụ mới đến người dân luôn gặp khó.


Cô gái trẻ đầy nhiệt huyết trong những lần trực tiếp đến với người dân

Với phương châm mưa dầm thấm lâu, khó khăn không nản, Huệ cùng các đồng nghiệp chịu khó, bền bỉ, cần mẫn trong từng chuyến đi đến với người dân. Mỗi tháng có 4 chợ phiên ở thị trấn và rất nhiều phiên chợ ở các xã, Huệ luôn có mặt để giới thiệu cho bà con về các dịch vụ của Bưu điện như tiết kiệm, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm an sinh Bưu điện… cùng các mặt hàng tiêu dùng “made in Vietnam” đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Tại các cuộc họp, hội nghị ở huyện và các xã, Huệ cũng mạnh dạn kết nối để đến giới thiệu cho cán bộ, người dân được biết về các sản phẩm, dịch vụ tin cậy do Bưu điện cung cấp, từ đó, với sự tham gia của lực lượng cán bộ, trí thức giúp lan toản đến đông đảo bà con. Trong quý 1, với những bước chân không mỏi, cô gái trẻ đã đến với khoảng 20 phiên chợ và 10 hội nghị ở thôn xóm để kết nối, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dân.

Để đả thông suy nghĩ và tạo thói quen dùng hàng Việt Nam cho người dân, Huệ cùng lãnh đạo và các đồng nghiệp đã nghĩ ra nhiều cách tiếp cận thân thiện. Như với các mặt hàng tiêu dùng, thực hiện giảm giá sản phẩm, cho khách hàng dùng thử, gửi tiết kiệm được khuyến mại sản phầm… Từ chỗ ban đầu rất e ngại khi nghe giới thiệu, sau khi được sử dụng sản phẩm chất lượng, người dân dần dần tìm đến sử dụng các dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam ngày càng nhiều hơn.

Ở một trong những địa bàn miền núi hiểm trở khó khăn nhất cả nước nhưng với nỗ lực hết mình, quý 1 năm 2019, Nông Thị Thu Huệ được lãnh đạo Tổng công ty ghi nhận và khen thưởng danh hiệu lao động bán hàng giỏi của Bưu điện Việt Nam. 

  




;

Văn bản gốc


;