8 thị trường mới nổi hấp dẫn nhất
28/03/2016
Chuyên mục: Bảng xếp hạng In trang
CNN vừa đưa ra 8 nước đang phát triển, là điểm đến an toàn của giới đầu tư. Trong đó có Việt Nam đang trở thành một thị trường mới nổi ngày càng hấp dẫn.
1.Ấn Độ: Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và tốc độ còn tiếp tục tăng cao trong năm nay. Đây cũng là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất vì giá dầu giảm. Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và chính phủ nước này hy vọng Ấn Độ sẽ phát triển nhanh hơn trong tương lai. Đây cũng là một trong số những nước được lợi nhiều nhất từ sự lao dốc của giá dầu thế giới.
2.Việt Nam: Việt Nam tăng trưởng 6,5 % trong năm ngoái. Sang năm 2016, dự kiến tăng trưởng sẽ đạt 6,4%. Lực lượng lao động tăng, 60% số dân trong độ tuổi dưới 35. Ngoài ra, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP cũng mang lại nhiều thuận lợi cho quốc gia này. Tuy đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng Việt Nam vẫn là một thị trường mới nổi đang phát triển. Bởi vậy, Việt Nam cần có tầm nhìn dài hạn nhưng đừng kỳ vọng thành công trong ngắn hạn.
3.Kenya: Kenya tăng trưởng 6,5% trong năm 2015. Dự báo tăng trưởng năm nay là 6,8%. Kenya có được lợi thế từ bùng nổ công nghệ cao và giá dầu thấp . Không giống như nhiều thị trường mới nổi khác, Kenya không giao thương nhiều với Trung Quốc nên không bị ảnh hưởng do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Kenya, từng được coi là một trong những nền kinh tế kém phát triển tại Đông Phi, giờ đây đang dần chuyển mình nhờ những tiềm năng to lớn về dầu mỏ. Giống như mọi quốc gia khác, thị trường bất động sản ở đây đang phát triển mạnh mẽ.
4.Chile: Một trong những lý do khiến giới đầu tư lạc quan về Chile là bởi quốc gia này đã bắt đầu phát triển theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế trong vài năm trở lại đây.Đất nước Nam Mỹ rộng 756,1 triệu km2, dân số 18 triệu người. GDP sức mua tương đương của cả nước là 410,27 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 23.165 USD. Quốc gia này dẫn đầu châu Mỹ Latin về GDP đầu người cũng như sự ổn định và tự do kinh tế.
5.Colombia: Colombia đã tăng trưởng 2,5% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tăng 2,7% trong năm nay. Trong khi 2 “người láng giềng” ở phía đông của Colombia là Venezuela và Brazil đều đang gặp khủng hoảng và suy thoái kinh tế hết sức nặng nề, quốc gia này vẫn giữ vững nhịp tăng trưởng ổn định. Chính phủ Colombia cam kết sẽ cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế rót vốn vào quốc gia này.
6.Mexico: Mexico là một điển hình thành công của khu vực Mỹ Latinh. Năm 2015, kinh tế nước này tăng trưởng 2,3% và IMF dự báo con số này sẽ tăng lên 2,8% trong năm nay. Năm qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Mexico là 4,3%, và đang tiếp tục giảm xuống. Sau khi chính phủ nhà nước này thông qua các biện pháp cải cách kinh tế quan trọng, khuyến khích trao đổi mậu dịch và đầu tư nước ngoài, tình hình những khoản nợ và thâm hụt ngân sách của Mexico đang được cải thiện với tốc độ đáng kể.
7.Indonesia: Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, Indonesia đang tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế thông qua các biện pháp: cắt giảm nợ nước ngoài, nới lỏng tiền tệ, hạn chế nguy cơ tăng lãi suất. Quốc gia này đã bước đầu thành công trong việc cắt giảm nợ quốc tế, nên rất ít bị ảnh hưởng bởi vụ tăng lãi suất USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ. Theo thống kê, quý III năm 2015 GDP của Indonesia đã tăng trưởng 4,73%, tăng so với 2 quý đầu năm là 4,72% và 4,67%.
8.Peru: Quốc gia nằm ở bờ Tây của Nam Mỹ rộng 1,28 triệu km2, dân số 31,15 triệu người. GDP sức mua tương đương của cả nước năm 2015 đạt 403,32 tỷ USD. ên cạnh khai thác khoáng sản đem lại nguồn thu lớn cho Peru thì khả năng trụ vững trước sự sụt giảm mạnh của giá hàng hóa tốt hơn nhiều so với các quốc gia xuất khẩu khác cũng là lợi thế thu hút giới đầu tư.
Thủy Nguyên
Tổng hợp theo CNN