Tin tức

Trang chủ » » Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trở thành tâm điểm

Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trở thành tâm điểm

15/08/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ duy trì được sức hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế, bất chấp những lo ngại về nền kinh tế. Tại Châu Á Thái Bình Dương, 75% tổng nguồn cung bất động sản thương mại hiện đang tập trung tại 5 thị trường chính làTrung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hồng Kông và Singapore.

Lực lượng lao động ngành dịch vụ tại châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng mạnh mẽ hứa hẹn thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng bất động sản thương mại khu vực này leo thang trong thời gian tới, theo Jones Lang LaSalle (JLL). 

Báo cáo của đơn vị này cho biết, nguồn cầu bất động sản thương mại phụ thuộc lớn vào sức khỏe của nền kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học, trong đó chủ yếu là lực lượng lao động làm việc các ngành dịch vụ.

Tại châu Á Thái Bình Dương, 75% tổng nguồn cung bất động sản thương mại đang tập trung tại 5 thị trường chính: Trung Quốc, Nhật, Australia, Hong Kong và Singapore. Trùng hợp 5 thị trường này lại chiếm đến 60% GDP khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thị trường thứ sáu là Ấn Độ chiếm 16% tổng GDP của khu vực, nhưng chỉ chiếm khoảng 6% về lượng bất động sản thương mại (chỉ số này tại Hàn Quốc vào khoảng 7%). Ấn Độ được dự đoán sẽ gia nhập nhóm đứng đầu về thị trường đầu tư bất động sản toàn cầu trong thập kỷ tới, nhờ vào việc mở rộng nhanh chóng nguồn cung bất động sản thương mại.

Thị trường thứ 6 là Ấn Độ chiếm 16% tổng GDP của khu vực này, nhưng chỉ chiếm khoảng 6% về lượng bất động sản thương mại (con số này đối với Hàn Quốc ở vào khoảng 7%). Tuy nhiên, Ấn Độ được dự đoán sẽ gia nhập nhóm đứng đầu về thị trường đầu tư bất động sản toàn cầu trong thập kỷ tới, nhờ vào việc mở rộng nhanh chóng nguồn cung bất động sản thương mại.

Đại diện JLL cho biết, trên thế giới, nhu cầu bất động sản thương mại chịu tác động từ nền kinh tế cũng như các yếu tố về nhân khẩu học như GDP và tỷ lệ lao động của quốc gia đó. Các yếu tố nhân khẩu học trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầu về bất động sản thương mại tại Ấn Độ.

Theo Ngân hàng Thế giới, trên một phần tư số lao động tại nước này tập trung ở các ngành dịch vụ (mức trung bình của khu vực là 55%), do nông nghiệp vẫn là một phần quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ.

Oxford Economics nhận định, Ấn Độ sẽ có thêm 80 triệu việc làm mới trong thập kỷ tới, chiếm gần 60% tổng mức tăng trưởng nghề nghiệp của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sẽ có đến một nửa trong số này đến từ các ngành dịch vụ nếu như tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này đạt gần bằng mức tỷ trọng dịch vụ trong GDP. Đông Nam Á cũng sẽ có những bước phát triển tương tự. Các nước Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia gộp lại có thể cung cấp gấp đôi số việc làm trong lĩnh vực dịch vụ so với Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á cũng sẽ có những bước phát triển tương tự. Các nước Indonesia, Philippine, Việt Nam và Malaysia gộp lại có thể cung cấp gấp đôi số việc làm trong lĩnh vực dịch vụ so với Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hàng triệu người lao động sẽ làm việc tại các văn phòng và cửa hàng trong các khu trung tâm mua sắm trong tương lai. Không mấy ngạc nhiên khi số lượng văn phòng hạng A tại Ấn Độ đang dần bắt kịp so với Trung Quốc. Số lượng tầng lớp trung lưu tăng lên và sự thâm nhập của một lượng lớn các thương hiệu nước ngoài đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm mua sắm chất lượng tại các thành phố lớn trên khắp châu Á.

JLL dự báo, dựa trên tiềm lực kinh tế và cơ cấu lao động, trong thời gian tới, Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ chiếm lần lượt tới 20% và 15% thị trường bất động sản thương mại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Huyền Trang

Tổng hợp

 

  




;

Văn bản gốc


;