Tin tức

Trang chủ » » Bộ trưởng Indonesia đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam

Bộ trưởng Indonesia đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam

09/03/2021

Chuyên mục: Tin tức In trang

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan đã đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2020.

Bo truong Indonesia danh gia cao nen kinh te so cua Viet Nam hinh anh 1

Ảnh minh hoạ

Phát biểu tại cuộc Hội thảo trực tuyến do công ty thương mại điện tử Bukalapak của Indonesia và Tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ tổ chức ngày 8/3, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan đã đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2020.

Theo ông, mặc dù nền kinh tế số của Indonesia vẫn tăng trưởng hai con số là 11% cùng với các nước ASEAN như Malaysia và Singapore, song Indonesia vẫn đứng sau Việt Nam.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Luhut đánh giá lĩnh vực kinh tế số đang phát triển mạnh trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.

Trong năm ngoái, lĩnh vực kinh tế số ở Đông Nam Á tăng trưởng 5%. Tổng giá trị mua hàng hóa từ người dùng đạt 105 tỷ USD.

Mặc dù có nhiều lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn trong việc thích ứng giữa đại dịch, song lĩnh vực kinh tế số đang được hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Ông Luhut cũng cho biết theo Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2020, Indonesia được xếp hạng đầu tiên trên thế giới dựa trên giá trị của hệ sinh thái kỹ thuật số.

Giá trị của hệ sinh thái kỹ thuật số của Indonesia là 376,09 nghìn tỷ rupiah, tương đương 26,3 tỷ USD. Có được vị trí này là nhờ sự hợp tác tốt đẹp giữa chính phủ với giới học thuật và khu vực tư nhân.

Trước đó, Tổng thống Joko Widodo nhận định chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa để tồn tại trong kỷ nguyên đại dịch. Theo ông, đại dịch sẽ là động lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Indonesia.

Nhà lãnh đạo Indonesia nêu rõ: “Chúng ta cũng phải sử dụng động lực của đại dịch này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Bắt đầu từ chính phủ kỹ thuật số, nền kinh tế kỹ thuật số, đến xã hội kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số”.

Đình Ánh
  




Văn bản gốc