Chính sách thương mại của Trump chỉ làm đồng USD mạnh hơn
Donald Trump khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống với khá nhiều tranh cãi, nhưng phần lớn thị trường tài chính vẫn khá thoải mái về viễn cảnh kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu, cho dù chiến lược tài khóa của chính quyền mới chưa được rõ ràng.
Trên thực tế, thị trường đang coi nhẹ rủi ro thương mại và xung đột tiền tệ. Việc mà thị trường cần chuẩn bị là sự mạnh lên của đồng USD và sự yếu đi của trái phiếu Mỹ cùng các loại hàng hóa và thị trường mới nổi. Trong khi đó, ảnh hưởng đến chứng khoán là không đáng kể.
Tổng thống Mỹ và một số ứng cử viên quan trọng chưa cho thấy họ nghĩ thế nào về thương mại. Với họ, đây là một trò chơi có tổng bằng không trong đó chỉ có một người thắng cuộc, và tất nhiên lợi ích của nhà phân phối xuất khẩu và lao động của Mỹ quan trọng hơn lợi ích của người tiêu dùng và các quốc gia nhập khẩu. Những hiệp định thương mại khu vực như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương được lập ra dựa trên nhiều nguyên tắc và kinh tế học về chuỗi cung ứng nên sẽ bị gạt bỏ. Thay vào đó, những thỏa thuận song phương mà Mỹ có thể tận dụng lợi thế của mình sẽ được tập trung.
Trung Quốc và Mexico, 2 quốc gia bị đe dọa về thuế quan và các rào chắn thương mại khác là 2 nước nằm trong tầm ngắm chính sách thương mại mới của Mỹ, với Đức cũng vừa bị lôi vào. Tuy nhiên, tất cả các nước sẽ đều chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế biên giới của ông Trump.
Thị trường dường như đang xem nhẹ khả năng loại thuế này có thể được áp dụng. Lý do là nó hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng biện pháp kinh tế và cũng không tương thích với các loại thuế của quốc gia khác. Nhưng đây rõ ràng là một hình thức bảo hộ bởi vì nó gây áp lực đối với các loại hàng nhập khẩu và làm lợi cho xuất khẩu.
Vì mục tiêu chung của chính sách này sẽ làm giảm khá nhiều trong số tiền 750 tỉ đô thâm hụt thương mại, thị trường sẽ phải chú ý đến 3 tác động lớn.
Thứ nhất, thâm hụt thương mại ít hơn có nghĩa Mỹ sẽ cần ít ngoại tệ để trả cho hàng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp cho đồng đôla tăng giá trị.
Thứ 2, vì Mỹ cung cấp thanh khoản USD cho thế giới qua tài khoản thương mại, việc thâm hụt giảm đi cũng làm giảm tính thanh khoản trong các giao dịch thương mại, đầu tư kinh doanh và thị trường hàng hóa. Việc này cũng sẽ đẩy đồng USD lên trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu năng lượng, và việc chuyển hướng dần sang chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn của Cục dự trữ Liên bang (Fed).
Thứ 3, việc giảm thâm hụt đối ngoại sẽ củng cố GDP và vì Fed đánh giá là nền kinh tế là sẽ đạt được mức toàn dụng lao động, điều này sẽ làm việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh hơn. Trong hoàn cảnh này, Fed cũng khá nhạy cảm về thước đo kích thích tài chính và thước đo thương mại khiến cho cầu gộp và lạm phát tăng.
Gộp chung lại, chúng ta có thể kỳ vọng sự mạnh lên của đồng USD, khoảng 10 đến 15%, cùng với việc tăng lợi tức trái phiếu Mỹ và tăng mức chênh lệch lợi tức so với những thị trường khác. Các xu hướng này trong 1-2 năm nữa sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên giá hàng hóa và thị trường mới nổi.
Thị trường mới nổi sẽ chịu "tổn thương" khi dựa vào nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Những nền kinh tế như Chi-lê, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia với những món nợ đôla lớn cũng sẽ gặp rủi ro. Theo các tiêu chuẩn này, Trung Quốc thường sẽ không bị coi là dễ tổn thương, nhưng nhà đầu tư cũng được khuyến nghị nên xem xét sự phát triển một cách cẩn thận, ví dụ độ nhạy cảm của nền kinh tế và hệ thống tài chính về việc tháo vốn và tăng giá đồng đô.
Đối với thị trường chứng khoán, những ảnh hưởng ban đầu của việc thâm hụt thương mại và những thước đo tài chính giảm sẽ là dấu hiệu tích cực cho cầu gộp và lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ. Nhưng qua thời gian, điều đó có thể bị bù trừ bởi tác động cộng dồn của việc tăng giá đồng đô lên lợi nhuận, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn tới hệ quả lớn hơn là sự giảm bớt và xung đột thương mại toàn cầu.
Kể cả Mỹ cũng không thể đứng ngoài lâu. Việc chuyên chế hạch toán thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc nếu thâm hụt đối ngoại của Mỹ giảm mạnh và sự mất cân bằng tài chính lan rộng, doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ tiết kiệm nhiều và đầu tư ít hơn. Đó là một kết thúc đáng buồn cho thị trường, nhưng kết thúc đó vẫn còn rất xa.
Trang Hồ
Theo Bloomberg