Tin tức

Trang chủ » » Chuyên gia quốc tế lo ngại ngân sách Việt Nam

Chuyên gia quốc tế lo ngại ngân sách Việt Nam

26/04/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Ngân sách tiếp tục là vấn đề được giới chuyên gia quốc tế đặt nhiều lo ngại. Cân đối lớn này đã thâm hụt trung bình khoảng 6,5% GDP từ năm 2012, khiến nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh, ước tính khoảng 62% của GDP trong năm 2016.

Những kiến nghị trên được ông John Nelmes - Trưởng đoàn chuyên gia của IMF đưa ra sau chuyến công tác tại Hà Nội và TP HCM trong tháng 4. Nhóm công tác của ông Nelmes đưa ra nhiều kiến nghị để cải cách khu vực tài chính của Việt Nam. Một trong số đó là nhiệm vụ đẩy nhanh giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Theo nhóm chuyên gia của IMF, Việt Nam nên tăng cường vốn của các ngân hàng bằng cách để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn và sử dụng các nguồn lực trong ngân sách cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Đoàn công tác của IMF cho rằng, bên cạnh việc đưa thâm hụt ngân sách từ 6,5% về 3%, Việt Nam cần đẩy nhanh giải quyết nợ xấu và có thể cho khu vực tư nhân tham gia, góp vốn nhiều hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Về chính sách tiền tệ, theo IMF, nên giữ chính sách tiền tệ như hiện tại đến chừng nào không có áp lực lên lạm phát cơ bản. "Nếu xuất hiện dấu hiệu về những tác động vòng hai đối với lạm phát thì cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ".  

Củng cố ngân sách nên tập trung vào việc mở rộng diện nộp thuế, đảm bảo chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có sẵn nguồn lực để giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Ông nêu nhận xét trong một thông cáo báo chí do Văn phòng IMF tại Hà Nội phát đi sáng 25-4: “Nợ công tăng nhanh là một mối quan ngại. Điều đó làm giảm dư địa tài khóa cho điều chỉnh và có thể gây áp lực lên lãi suất trong nước, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tiếp ông John Nelmes. Nguồn: VGP

Liên quan đến chính sách tiền tệ, ông Nelmes khuyến nghị, nên giữ chính sách tiền tệ như hiện tại chừng nào chưa có áp lực lên lạm phát cơ bản, trong khi các cú sốc trong nước gần đây đã được nền kinh tế hấp thụ.

Nếu xuất hiện dấu hiệu về những tác động vòng hai đối với lạm phát thì cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt được áp dụng gần đây là một bước tiến đáng khen ngợi. Cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và củng cố các công cụ chính sách tiền tệ trong khi chuyển dần theo hướng sử dụng lạm phát như một neo danh nghĩa đối với chính sách tiền tệ sẽ giúp Việt Nam bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời giúp giảm xóc trước những cú sốc bên ngoài.

Tuy nhiên, ngân sách tiếp tục là vấn đề được giới chuyên gia quốc tế đặt nhiều lo ngại. Cân đối lớn này đã thâm hụt trung bình khoảng 6,5% GDP từ năm 2012, khiến nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh, ước tính khoảng 62% của GDP trong năm 2016. Đoàn công tác khuyến nghị cần củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng và bắt đầu từ năm nay để giảm thâm hụt ngân sách xuống khoảng 3% vào năm 2020 và giúp nợ công giảm bền vững. Theo IMF, củng cố ngân sách nên tập trung vào việc mở rộng diện nộp thuế, đảm bảo chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có sẵn nguồn lực để giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Cũng theo IMF, năm 2016, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống còn khoảng 6%, phần lớn phản ánh cầu bên ngoài yếu hơn, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn đất canh tác đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp.

Hà Trang

Tổng hợp

 

  




Văn bản gốc