Tin tức

Trang chủ » » Cổ phiếu ngành dược tăng khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào ngành CN này

Cổ phiếu ngành dược tăng khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào ngành CN này

11/08/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Khi Việt Nam mở cửa đối với dòng tiền nước ngoài, ngành công nghiệp dược phẩm phát triển nhanh chóng đang nổi lên như một trong những giải thưởng hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, hãng dược phẩm lớn thứ ba được niêm yết sàn giao dịch, đã tăng 141% trong năm nay khi các cổ đông đã thống nhất bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài 49% cổ phiếu của công ty. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, hãng dược phẩm lớn nhất trên sàn chứng khoán, đã tăng 40%, với việc công ty Dược phẩm Taisho Holdings Co của Nhật Bản mua 24,5% cổ phần trong tháng trước. Các công ty chăm sóc sức khỏe đã quay trở lại với mức tăng 46% trong năm nay, hiệu suất tốt nhất trong số 10 nhóm ngành công nghiệp của VN Index.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, công ty niêm yết có giá trị lớn nhất trên sàn giao dịch, đã được chính phủ đồng ý để bỏ giới hạn kiểm soát cổ phần của khối ngoại, đã đưa VN-Index lên mức cao trong vòng 8 năm trước bối cảnh có những sự lạc quan về việc chính phủ sẽ chấp thuận những đề xuất như vậy của các công ty khác. Quyền sở hữu nước ngoài của nhiều nhà sản xuất thuốc trong nước đã đạt hoặc gần đạt tới giới hạn, tạo ra nhu cầu bị dồn nén từ các nhà quản lý tài chính tìm cách hưởng lợi khi mà tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang dành thêm tiền để chăm sóc sức khỏe.

"Nếu Domesco được chấp thuận để loại bỏ giới hạn về room ngoại, đó sẽ là một chất xúc tác tốt cho thị trường nói chung và đối với chứng khoán nói riêng", ông Trần Hoàng Sơn, người đứng đầu chiến lược thị trường tại Công ty Cổ phần Chứng khoán MB cho biết. "Ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài."

Thị trường dược phẩm của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 4.2 tỷ $ trong năm 2015 tới $ 7,2 tỷ $ vào năm 2020 và sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số đến năm 2025, theo một báo cáo của BMI Research. Ngành công nghiệp dược phẩm sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức khoảng 10% đến 15% một năm, theo ông Chris Freund, người sáng lập của Mekong Capital Ltd, một công ty cổ phần tư nhân.

"Ngành dược phẩm của Việt Nam vẫn còn rất manh mún và các tiêu chuẩn quản lý thường khá nghèo nàn," ông cho biết. "Có cơ hội dành cho các nhà đầu tư chiến lược để họ đầu tư vào các công ty dược phẩm, giúp họ xây dựng đội ngũ quản lý, qua đó hình thành quan hệ đối tác quốc tế và áp dụng kinh nghiệm thực tế một cách tốt nhất."

Traphaco JSC, công ty dược lớn thứ hai công ty dược được niêm yết trên sàn giao dịch, đã tăng 72% trong năm nay. Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, 2 trong số 5 công ty dược lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có mức tăng lần lượt là 41% và 135%. Điểm chuẩn VN Index tăng thêm 12% kể từ đầu năm nay. Domesco tăng 0,7% tại thời điểm 09:46 ngày hôm nay, trong khi DHG tăng 0,5% và Imexpharm tăng 1%.

Định giá rẻ

Ngay cả với giá cổ phiếu tăng mạnh, định giá vẫn còn tương đối thấp. Domesco có hệ số giá trên thu nhập trong 12 tháng là 7.2, Dược phẩm DHG là 11,9 và Traphaco là 17,8. Đó là so sánh với hệ số 13,7 của các giao dịch chứng khoán của Personal Products & Pharmaceuticals của Thái Lan và hệ số 38.3 của dược phẩm KOSDAQ của Hàn Quốc.

"Ngành này là tương đối rẻ so với các cổ phiếu dược phẩm tại các thị trường mới nổi", Lê Hồng Liên, người đứng đầu nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Công ty Dược phẩm DHG, Imexpharm và Domesco, có 45,9% cổ phần sở hữu bởi CFR International SpA của Chile, đã ở giới hạn sở hữu nước ngoài ở mức 49%, theo số liệu từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect. Traphaco là khoảng 45% được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu Domesco, mà vẫn có được sự chấp thuận của chính phủ, và các công ty khác loại bỏ giới hạn kiểm soát cổ phần của khối ngoại, sẽ phải rút khỏi việc phân phối và bán lẻ để tuân thủ pháp luật Việt Nam. Doanh số bán lẻ đã làm tăng 35,6% doanh thu của Domesco trong năm 2015, theo báo cáo hàng năm.

Nhiều giao dịch hơn

Có những rủi ro cho người nước ngoài khi đầu tư vào ngành công nghiệp này, ông Michel Tosto, người đứng đầu bộ phận bán lẻ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. "Vấn đề là công ty niêm yết trong lĩnh vực này có xu hướng khá nhỏ và tính thanh khoản thấp," ông nói. "Tìm công ty tốt trong lĩnh vực này là khá khó khăn."

Các công ty dược phẩm Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch dường như khá có giá trị vào lúc này, nhưng các nhà đầu tư chiến lược có thể sẽ sẵn sàng để trả giá cao hơn cho mức cổ phần lớn, theo Freund từ Mekong Capital.

"Mức độ quan tâm của nhà đầu tư chiến lược là rất cao, đặc biệt là từ các nước châu Á," ông nói. "Tôi kỳ vọng các giao dịch sẽ xảy ra nhiều hơn trong 12 tháng tới."

 Thu Thủy

Lược dịch theo Bloomberg

  




Văn bản gốc