Đã xuất hiện dự án tỷ đô đầu tiên trong năm 2016
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến ngày 19/04/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, cả nước có 697 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,08 tỷ USD, tăng 89,9% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 19 tháng 4 năm 2016, có 314 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,8 tỷ USD, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,88 tỷ USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015.
Cùng với đó, có 314 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,8 tỷ USD, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,88 tỷ USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015. Về vốn thực hiện, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015. Xét theo lĩnh vực đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 299 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,24 tỷ USD, chiếm đến 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng.
Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ 2 với 64 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 334 triệu USD, chiếm gần 4,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đứng thứ ba với 242,5 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 3,5%...
4 tháng đầu năm 2016 có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,837 tỷ USD, chiếm 41,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 730 triệu USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư. Đài Loan đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 664 triệu USD, chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Xét theo địa bàn đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh thành phố, trong đó với dự án LG Display 1,5 tỷ USD, Hải Phòng vươn lên dẫn đần về thu hút vốn đầu tư với 13 dự án cấp mới và 8 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,666 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư.
Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 724,7 triệu USD, chiếm 10,5%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 663,6 triệu USD chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Ngoài ra, Samsung cũng tăng thêm vốn khi đầu tư vào dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển, với tổng vốn đăng ký 300 triệu USD. Hoạt động chính dự án này là tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.
Ngoài ra, dự án Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD với mục tiêu sản xuất các loại Giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng (sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu) tại Tiền Giang.
Minh Trung
Tổng hợp