Đây là 25 tập đoàn siêu cường hùng mạnh nhất thế giới
25/03/2016
Chuyên mục: Bảng xếp hạng In trang
Dùng cách thức “không quốc tịch” để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia đang ganh đua với các chính phủ về quyền lực toàn cầu. Ai là người chiến thắng?
Thoạt nhìn, những câu chuyện của Accenture (Công ty cung cấp dịch vụ và tư vấn công nghệ) giống như nguyên mẫu của giấc mơ Mỹ.
Là một trong những công ty tư vấn lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la nhưng khi vừa mới thành lập vào khoảng thập niên 50 của thế kỉ trước, nó chỉ là một bộ phận nhỏ của công ty kế toán Arthur Andersen.
Dự án lớn đầu tiên của công ty là nhận lời tư vấn cho General Electric để cài đặt một máy tính tại một cơ sở ở Kentucky nhằm tự động hóa quá trình thanh toán. Sau một vài thập kỷ tăng trưởng sau đó, cho tới năm 1989, nó đã đủ lớn mạnh để tách ra thành lập công ty: Andersen Consulting.
Điều gì làm nên thành công của Accenture?
Nếu phân tích sâu sắc hơn sẽ thấy thành công của Accenture là do đường hướng phát triển của nó khác hẳn với những công ty Mỹ lúc bấy giờ. Thay vì mở rộng ra quốc tế theo trào lưu, Andersen Consulting nhìn thấy những lợi ích khi đầu tư ra nước ngoài như: thuế suất giảm, lao động rẻ hơn, các quy định ít phiền hà – mở rộng phạm vi công ty và tái cơ cấu trong nội bộ để tận dụng lợi thế của mình.
Hiện tại, Accenture có khoảng 373.000 nhân viên nằm rải rác trên hơn 200 thành phố ở 55 quốc gia.
Rõ ràng chính mô hình công ty toàn cầu – metanationals đã tạo nên thành công của Accenture bởi nó tận dụng được lợi thế cạnh tranh kiểu mới thông qua việc phát triển, tiếp cận, huy động và cân bằng tri thức từ nhiều địa bàn trên khắp thế giới.
Những công ty lớn như “đại gia” dầu khí ExxonMobil, hay công ty đầu tư BlackRock, Unilever cũng đều lựa chọn những địa điểm có nguồn tài nguyên dồi dào, chính sách “dễ thở” để đặt nhà máy, văn phòng điều hành, hoặc mở các tài khoản ngân hàng.
Một số công ty lớn được thành lập ở Mỹ như GE, IBM, Microsoft đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đô la miễn thuế tại nước ngoài do có doanh thu từ thị trường nước ngoài trả tiền cho các công ty thành lập tại Thụy Sĩ, Luxembourg, quần đảo Cayman, hoặc Singapore.
Tuy nhiên, khi dòng tiền “chảy” ra khỏi quốc gia của mình cũng khiến các nhà hoạch định chính sách đau đầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi những công ty tìm cách “đổi quốc tịch” này là “thành phần đào ngũ”.
Hiện trên thế giới có khoảng 25 tập đoàn đa quốc gia có lợi nhuận khủng và được liệt vào danh sách “siêu cường”. Đáng chú ý nhất là công ty công nghệ đình đám như Apple, Microsoft, Alphabet, Facebook lại không phải là công ty đứng đầu danh sách mà vị trí No.1 lại là Walmart “ông trùm” ngành phân phối bán lẻ.
Tại sao lại dùng từ “siêu cường” để gọi một tập đoàn kinh tế trong khi thuật ngữ này trước nay chỉ dùng gọi các quốc gia?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Dodd-Frank để kìm các ngân hàng không cho họ phát triển quá lớn mạnh, dễ dẫn tới thảm họa. Tuy nhiên, trong khi luật pháp “bóp chết” một số tổ chức tài chính nhỏ, thì các ngân hàng lớn - với các hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia - thực sự trở nên lớn hơn, tích lũy thêm vốn và cho vay ít hơn. Hiện nay, 10 ngân hàng lớn nhất vẫn kiểm soát gần 50 phần trăm tài sản thuộc quyền quản lý trên toàn thế giới.
Còn lượng tiền mặt mà Apple có trong tay vượt quá GDP của hai phần ba các quốc gia trên thế giới. Các công ty cũng đang can thiệp vào tốc độ điều tiết trực tiếp của chính phủ trong một trò chơi lâu năm của mèo và chuột.
Trong khi đó, một số quan chức Liên minh châu Âu, trong đó có Ủy viên cạnh tranh Margrethe Vestager, đang thúc đẩy một chính sách thuế cơ sở chung giữa các quốc gia thành viên để ngăn chặn các tập đoàn lợi dụng giá ưu đãi.
Thế giới đang bước vào một thời đại trong đó bộ luật mạnh mẽ nhất không phải là chủ quyền mà quy luật của cung và cầu.
Như học giả Gary Gereffi của Đại học Duke đã lập luận, việc phi quốc hữu hóa ngày nay còn thể hiện ở sự hợp nhất các giá trị của các địa điểm khác nhau vào chuỗi giá trị toàn cầu của họ.
Liệu từ công ty đa quốc gia có thể trở thành công ty thực tế ảo?
Một số người đã tỉn rằng điều đó có thể xảy ra trong tương lai không xa cùng với sự phát triển của công nghệ. Ý tưởng này ra đời là vì cộng đồng xã hội ngày càng tồn tại trực tuyến, các doanh nghiệp và các hoạt động của họ có thể di chuyển hoàn toàn vào công nghệ đám mây.
Một trong số đó là Balaji Srinivasan - hiện là một đối tác tại các công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz. Trong năm 2013, ông đã tuyên bố thung lũng Silicon đang trở nên mạnh mẽ hơn cả Wall Street và chính phủ Hoa Kỳ.
Sau đây là bảng xếp hạng 25 tập đoàn hùng mạnh nhất trên thế giới
1. Walmart - Lợi nhuận hàng năm đạt: 486 tỉ đô la Mỹ
2.Exxon Mobil - Doanh thu hàng năm đạt: 269 tỉ đô la Mỹ
3.Royal Dutchsell - Doanh thu hàng năm đạt: 265 tỉ đô la Mỹ
4.Apple - Doanh thu hàng năm đạt 234 tỉ đô la Mỹ
5.Glencore - Doanh thu hàng năm đạt 221 tỉ đô la Mỹ
6.Samsung Electronics - Doanh thu hàng năm đạt 163 tỉ đô la Mỹ
7.Amazon - Doanh thu hàng năm đạt 107 tỉ đô la Mỹ
8.Microsoft - Doanh thu hàng năm đạt 94 tỉ đô la Mỹ
9.Nestle - Doanh thu hàng năm đạt 93 tỉ đô la Mỹ
10.Alphabet - Doanh thu hàng năm đạt 75 tỉ đô la Mỹ
11.Uber - Doanh thu hàng năm đạt 62.5 tỉ đô la Mỹ
12.Huawei Technologies - Doanh thu hàng năm đạt 60 tỉ đô la Mỹ
13.Vodafone - Doanh thu hàng năm đạt 60 tỉ đô la Mỹ
14.Anheuser - Bush Inbev - Doanh thu hàng năm đạt 47 tỉ đô la Mỹ
15.Maersk - Doanh thu hàng năm đạt 40 tỉ đô la Mỹ
16.Goldman sachs - Doanh thu hàng năm đạt 34 tỉ đô la Mỹ
17.Halliburton - Doanh thu hàng năm đạt 33 tỉ đô la Mỹ
18.Accenture - Doanh thu hàng năm đạt 31 tỉ đô la Mỹ
19.McDonal's - Doanh thu hàng năm đạt 25 tỉ đô la Mỹ
20.Emirates - Doanh thu hàng năm đạt 24 tỉ đô la Mỹ
21.Facebook - Doanh thu hàng năm đạt 18 tỉ đô la Mỹ
22.Alibaba - Doanh thu hàng năm đạt 12 tỉ đô la Mỹ
23.Blackrock - Doanh thu hàng năm đạt 11 tỉ đô la Mỹ
24.McKinsey and Company - Doanh thu hàng năm đạt 8 tỉ đô la Mỹ
25.Twitter - Doanh thu hàng năm đạt 2.2 tỉ đô la Mỹ
Trí Thức Trẻ