Tin tức

Trang chủ » » Đây là những tín hiệu tích cực từ ngành dệt may

Đây là những tín hiệu tích cực từ ngành dệt may

16/05/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 113 triệu m2, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trong thời gian tới, ngành dệt may dự kiến sẽ có thêm 4-5 nhà máy sợi lớn đi vào hoạt động, nhằm đáp ứng thêm nguồn cung sợi chất lượng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phủ kín các đơn hàng cho đến cuối năm

Con số với vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 221 triệu m2, bằng với cùng kỳ. Quần áo mặc thường ước đạt 1.041,5 triệu sản phẩm, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu các sản phẩm dệt may cũng đạt 6,82 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II, thậm chí lịch sản xuất tại một số đơn vị đã lên kín đến cuối năm. Đây được xem là tín hiệu tích cực trong phát triển ngành dệt may. Trong đó ghi nhận một số thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất đó là Mỹ, Nhật Bản, Eu, Hàn Quốc….

Tăng cường các dự án nhà máy sợi

Tính đến cuối năm 2015, ngành dệt may Việt Nam đã có 5 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Ngoài nhóm sản phẩm chủ lực luôn dẫn đầu là may mặc, với giá trị xuất khẩu 22 tỷ USD năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu sợi các loại với giá trị trên 3 tỷ USD/năm. Như vậy, ngành dệt may không chỉ làm gia công, mà còn tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu được lượng nguyên liệu ngày càng gia tăng. Đặc biệt, với một loạt nhà máy sợi đang được các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) triển khai, nguồn cung sợi sẽ tăng nhanh nữa, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó, điểm tên 2 dự án “khủng” bao gồm dự án điểm của Vinatex, nhà máy sợi Vinatex Nam Định được Vinatex đầu tư với quy mô 3 nghìn cọc sợi. Nâng mức đầu tư lên 465 tỷ đồng. Dây chuyền sản xuất được trang bị hiện đại nhất thế giới. Một dự án khác là Nhà máy Sợi Đồng Văn 1 (Hà Nam) do Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) làm chủ đầu tư, với tổng vốn 500 tỷ đồng. Với quy mô hơn 3 vạn cọc sợi, công suất 5.500 tấn sản phẩm/năm, dự án này đang được gấp rút thi công để về đích đúng hẹn.

Với một loạt nhà máy sợi đang được các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) triển khai, nguồn cung sợi sẽ tăng nhanh nữa, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Quan trọng hơn, khi đi vào hoạt động, các dự án sẽ giúp hoàn chỉnh chuỗi liên kết sợi - dệt - nhuộm - may cho từng vùng, miền, nhằm tăng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu cầu cũng như tận dụng cơ hội từ các FTA.

Hoài Anh

Tổng hợp

  




Văn bản gốc