Tin tiêu điểm

Trang chủ » » Doanh nghiệp lớn và vấn đề quản lý dòng tiền

Doanh nghiệp lớn và vấn đề quản lý dòng tiền

18/01/2017

Những biến động về kinh tế trong nước và thế giới ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản và quản lý dòng tiền, đặc biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh, đại lý và công ty con thì việc quản lý dòng tiền luôn là yếu tố sống còn để đảm bảo tài chính ổn định.

Việc phân tích những thách thức trong việc quản lý dòng tiền mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong thới gian sắp tới là hết sức cần thiết qua đó giúp các doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp trong quá trình quản lý dòng tiền nhằm đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Quản lý dòng tiền không tốt sẽ dẫn đến sự hạn chế về nguồn tài chính phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về dòng tiền gần đây chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai ông Đoàn Nguyên Đức trong bức tâm thư gởi tới cổ đông cũng thừa nhận “Hiện tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền” điều này cho thấy việc không quản lý tốt dòng tiền ảnh hưởng rất nhiêu đến hoạt động của doanh nghiệp cho dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp lớn, tập toàn, tổng công ty. Quản lý dòng tiền là hoạt động quản lý các khoản tiền vào và ra của doanh nghiệp, nhằm mục đích xác định việc dư hay thiếu của dòng tiền tại các thời điểm cùng với nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc dư hay thiếu này. Quản lý dòng tiền bao gồm việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến dòng tiền ra, vào, chẳng hạn như các khoản phải thu, các khoản vay, các khoản phải chi, thời hạn phải trả các khoản nợ...Bằng cách phân tích dòng tiền, doanh nghiệp có thể sớm phát hiện được những vấn đề liên quan đến dòng tiền và tìm giải pháp để cải thiện dòng tiền.

Những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt trong quá trình quản lý dòng tiền:

Thứ nhất: Ta có thể thấy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sức mua người têu dùng yếu; khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chậm; hàng tồn kho tăng nhanh điều này đã làm các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về quả lý dòng tiền trong thời gian qua.

Thứ hai: Thị trường vốn chưa phát huy hết vai trò là kênh dẫn vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Do vậy khi có nhu cầu vốn đầu tư dài hạn các doanh nghiệp thường tiếp cận ngồn vốn từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chính sách lãi suất không ổn định của các ngân hàng thương mại kiến các doanh nghiệp thường gặp bối rối trong việc quản lý dòng tiền cho các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Thứ ba: Các doanh nghiệp cũng rất hạn chế xây dựng kế hoạch dòng tiền trong dài hạn gắn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch dòng tiền chưa thực hiện phân tích độ nhạy và kiểm nghiệm sức chịu đựng trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm.

Thứ tư: Năng lực cán bộ quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn yếu chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thiếu kinh nhiệm ứng phó với những cú sốc của thị trường.. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa ban hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ quản trị dòng tiền hoặc nghiệp vụ tài chính dẫn đến các bộ phận thường gặp khó khăn khi thực hiện các nghiệp vụ này.

Một số giải pháp nâng cao khả năng quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp

Thứ nhất:  các doanh nghiệp Việt Nam cần  tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền. Nếu các doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề này thì nguồn tiền sẽ không bị ứ đọng thanh khoản của doanh nghiệp sẽ luôn ở hệ số an toàn. Quan trọng hơn, trước khi sản suất doanh nghiệp phải dự đoán nhu cầu của trị trường, dự đoán số lượng hàng hóa mà công ty có thể bán ra. Việc thiếu am hiểu về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân cho việc sản xuất dư thừa, dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn của các doanh nghiệp

Thứ hai: Định kỳ thực hiện phân tích dòng tiền và báo cáo thu chi nhằm đánh giá tình hình quản trị dòng tiền thông qua các chỉ tiêu phù hợp. Trong ngắn hạn, cần có biện pháp rút ngắn kỳ luân chuyển tiền, tiết kiệm vốn lưu động, có chính sách sử dụng tiền mặt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, thanh lý những tài sản không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hoặc hiệu quả thấp.

Thứ ba: Tìm hiểu và lựa chọn khách hàng và đối tác của doanh nghiệp chinh xác. Hiện nay nhiều công ty hiện nay đang mắc kẹt với những món nợ xấu khó thu hồi thậm chí không thể thu hồi được do khách hàng gây ra. Nguyên nhân tiếp theo là chọn sai đối tác, nhà cung cấp không đủ năng lực thanh toán, điều mà lẽ ra họ nên cân nhắc kĩ trước khi tham gia ký kết hợp đồng.

Thứ tư: Cần dự báo dòng tiền một cách thường xuyên liên tục để kiểm soát và cân đối giữa dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết về dòng tiền nhằm cân đối thu chi trên cơ sở kết hợp ba quyết định chiến lược tối ưu: Đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận, thực hiện phân tích tình huống để kiểm tra sự sẵn có tiền mặt trong những hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là bối cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn nhằm đảm bảo cho sự an toàn về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Thứ năm: Cần nâng cao các kiến thức về quản lý tài chính cho cán bộ tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên cử hoặc tạo điều kiện  các các bộ quản lý tài chính tham gia các khoán học ngắn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại; Tin học hoá đội ngũ nhân viên tài chính; Thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành nhằm học hỏi và cập nhập những mô hình quản trị tài chính mới áp dụng vào doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản và làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính về quản lý dòng tiền, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh, đại lý hay các công ty con thì việc quản lý dòng tiền luôn là yếu tố sống còn để đảm bảo tài chính ổn định. Các cuộc khảo sát doanh nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy đa phần thất bại liên quan đến luồng tiền trong công ty. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ khi thời cơ đến. Chính vì vậy, quản lý tốt dòng tiền mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị thành viên.

Tùng Lê

  




Văn bản gốc