Tin tức

Trang chủ » » Dòng tiền đổ về Đông Nam Á tăng khi chứng khoán đang phục hồi bền vững

Dòng tiền đổ về Đông Nam Á tăng khi chứng khoán đang phục hồi bền vững

14/06/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Cổ phiếu Đông Nam Á lại dậy sóng thị trường một lần nữa, khi các nhà đầu tư góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán từ Bangkok đến Manila tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bơm 596 triệu USD vào cổ phiếu Philippines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam kể từ đầu năm đến nay, đã giúp chỉ số cổ phiếu tại các quốc gia này lấy lại những gì đã mất trong tháng 4 và đầu tháng 5. Giá cả hàng hóa tăng cao ộng thêm việc ít có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong tháng 7 đang cung cấp một bối cảnh toàn cầu thuận lợi, trong khi việc các nhà lãnh đạo mới cắt giảm lãi suất và tăng chi tiêu ngân sách đang tạo ra sự lạc quan cần thiết cho các nhà đầu tư

Điều này sẽ được kiểm chứng khi chủ tích cục dự trữ liên bang Janet Yellen đưa ra những thông tin về tình hình lãi suất của Hoa Kì tại một cuộc họp vào thứ tư tới. Ngay sau cuộc họp của FED 1 ngày là cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và cuộc trưng cầu dân ý của Anh về việc rút khỏi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU) sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 6. Trong khi những bất ổn vẫn tiềm tàng trong những sự kiện trên, các nước Đông Nam Á lại có những động thái tích cực như một tấm khiên bảo vệ các nhà đầu tư. Phillipine lạc quan vào tăng trưởng với vị Tổng thống Rodrigo Duterte mới đắc cử, Thái Lan mạnh tay cải tạo cơ sở hạ tầng, Indonesia nỗ lực cắt giảm lãi suất và Việt Nam mở cửa hơn với dòng vốn nước ngoài.

Theo nhà quản lý Raymond Kong, người giám sát quỹ tài chính trị giá 2,5 tỷ USD tại One Asia Investment Partners (Singapore) nhận định rằng các yếu tố cơ bản của ASEAN đang rất mạnh mẽ: thâm hụt ngân sách đang giảm trong khi chi tiêu tiêu dùng bắt đầu tăng. Sự phục hồi của ASEAN là rất bền vững chứ không phải một ngôi sao vụt sáng rồi tắt lịm.

Từ đầu năm cho tới nay, chỉ số chứng khoán MSCI South East Asia Index của khu vực Đông Nam Á đã tăng 5,1% trong khi chỉ số của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương MSCI AC Asia Pacific Index lại giảm 3,3%. Nhiều nhà quản lý quỹ cho rằng khu vực ASEAN vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng của thị trường toàn cầu trong thời gian tới.

Phlippines

Chỉ một vài tuần trước đã có những lo ngại khi ông Durete cảnh báo các nhà đầu tư về mối quan ngại rằng di sản mà Begino Aquino để lại có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng và xếp hạng tín dụng giảm. Tuy nhiên, mọi thứ đã tan biến khi ông Duterte chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 9/5 vừa qua, và chỉ ngay sau khi ông nhậm chức, chỉ số chứng khoán Philippines Stock Exchange Index đã tăng mạnh và các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng để tham gia thị trường chứng khoán này.

Việc vị Tổng thống mới đắc cử này cam kết tăng cường chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng, giảm trừ quan liêu và đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp đã khiến cá nhà phân tích của Goldman Sachs Group Inc. rất ấn tượng, và họ cho rằng với điều này nền kinh tế của Philippines có thể sẽ tăng mạnh hơn nữa, cho dù tốc độ tăng trưởng của nước này đã là nhanh nhất tại châu Á vào quý vừa rồi. Mức định giá của thị trường chứng khoán Philippines đang tăng lên và biến cổ phiếu trên thị trường này trở nên đắt nhất trong khu vực. Điều này đã gây ra những lo ngại và khiến thị trường này mất 2,8% trong 2 phiên giao dịch vào thứ năm và thứ sáu vừa qua.

Giám đốc đầu tư chứng khoán John Padilla của, người quản lý khoảng 7,8 tỷ USD tại quỹ đầu tư của Metropolitan Bank & Trust Co., nhận định rằng giá cổ phiếu tại đây có thể khá đắt nhưng định giá thị trường cho thấy những điều nền kinh tế nước này có thể đạt được, ông nói thêm rằng thị trường đang sẵn sàng để mang lại cho Duterte một thời gian tuyệt vời và hãy xem những gì ông ấy có thể làm.

Việt Nam

Giống như Philippines, Việt Nam mới bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng vào tháng 4. Ông đã trấn an các nhà đầu tư bằng việc cam kết mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, bằng với mức tăng trưởng năm 2015.

Việt Nam đang mở cửa rộng hơn với các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ cần đạt được điều kiện để trở thành một thị trường mới nổi, qua đó thu hút nhiều hơn sự chú ý từ các nhà quản lý tài sản toàn cầu. Vào tháng 4, MSCI Inc. cho biết Việt Nam vẫn chưa thể được coi là một thị trường mới nổi nhưng các nhà đầu tư đã rất phấn khởi khi công ty niêm yết lớn nhất Việt Nam – CTCP Sữa Việt Nam – cho biết họ sẽ bỏ mức giới hạn sở hữu với các nhà đầu tư nước ngoài, theo một thông báo được đưa ra vào tháng 5.

Nhà quản lý quỹ Shamoon Tariq tại Tundra Fonder AB (Stockholm) cho biết ông vẫn rất lạc quan vào tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhờ quá trình chuyển đổi chính trị diễn ra suôn sẻ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng được tăng cường. Ông Tariq coi bước đi của Vinamilk là “một sự kiện quan trọng và đem lại hy vọng vào sự mở cửa của Việt Nam”.

Indonesia

Tổng thống Joko Widodo cho biết trong tháng Hai rằng ông muốn lãi suất tiếp tục giảm khi mà ông đã tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ mức thấp kéo dài trong 6 năm. Các ngân hàng trung ương dường như đã nghe theo lời kêu gọi của ông khi đã cắt giảm lãi suất 3 lần trong quý đầu tiên.

Cơ quan Dịch vụ Tài chính cũng đã thực hiện bước đi của mình khi đóng lãi suất huy động của các ngân hàng và buộc họ phải hạ lãi suất cho vay trong một nỗ lực để cung cấp cho nền kinh tế một liều tín dụng giá rẻ. Trong khi vẫn cần thời gian để xem những điều này sẽ đem lại thành công như thế nào trong việc thúc đẩy sự mở rộng trong một quốc gia mà đã bị tổn thương do giá hàng hóa giảm, thì các nhà đầu tư vẫn được khuyến khích đổ tiền vào.

Cổ phiếu Indonesia đã tăng trong những tuần gần đây trong bối cảnh chính phủ dự định nới lỏng đạo luật thuế, trong đó dự toán ngân hàng trung ương có thể thu hút khoảng 560 nghìn tỷ ru-py (42 tỷ $) từ khoản thu nhập chưa được khai báo từ nước ngoài. Động thái này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà phát triển bất động sản và OCBC Sekuritas cũng thấy điều đó sẽ hỗ trợ cổ phiếu của người tiêu dùng.

"Điều mang lại sự tự tin cho các nhà đầu tư trong việc đổ tiền vào Indonesia là khả năng hỗ trợ tăng trưởng của chính phủ," Wuddy Warsono, hiệu trưởng viện nghiên cứu Heyokha Indonesia tại Jakarta nói thêm rằng "không chỉ bởi chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng, mà còn thông qua các biện pháp khác nhau để hỗ trợ nền kinh tế cơ sở.

Thái Lan

Nếu không tính Singapore, Thái Lan chính là nước có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong các nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á. Nhưng thật ngạc nhiên rằng chỉ số chứng khoán SET Index của Thái Lan lại có mức tăng mạnh nhất tại châu Á trong năm 2016. Lãi suất cho vay và lợi suất trái phiếu thấp đã khiến chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 18 tỷ USD của Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha được công bố từ tháng 9/2015 cũng đã giúp thị trường cổ phiếu của nước này có thêm động lực tăng trưởng.

Phó chủ tịch Chakrit Puechpan của công ty MFC Asset Management Co. cho rằng lãi suất thấp sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang kiếm lời tại thị trường chứng khoán Thái Lan. Hầu hết các nhà đầu tư hiện nay không quan tâm tới nền kinh tế trì trệ của đất nước này mà họ chỉ thấy rằng nền kinh tế có thể phục hồi như việc chi tiêu chính phủ được bổ sung.

Malaysia, Singapore

Mặc dù thị trường Đông Nam Á đang tăng điểm, chỉ có Singapore và Malaysia đang bỏ lỡ bữa tiệc.

Nền kinh tế uể oải và thu nhập doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt là tại các nhà xây dựng giàn khoan dầu Keppel Corp và Sembcorp Marine Ltd, đã làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư, ông Bernard Aw, một chiến lược gia ở Singapore cho hay.

Malaysia đã không thể thoát ảnh hưởng từ thảm họa kinh doanh của 1Malaysia Development Bhd., khi tình hình tài chính của các quỹ công đang gặp vấn đề lớn. Câu hỏi xung quanh vai trò của Thủ tướng Najib Razak, người đứng đầu hội đồng tư vấn của công ty, và đàn áp của ông với đảng chính trị đối lập đã làm tổn hại thương hiệu quốc gia và khiến cổ phiểu của nước này giảm đến 5,1 tỷ ringgit (1,2 tỷ $) trong sáu tuần qua cho tới ngày 3 tháng 6 vừa qua.

"Những gì chúng ta nghe về tình hình chính trị không được hữu ích cho lắm", Soo Hai Lim, Giám đốc đầu tư tại Baring Asset Management (Asia) Ltd tại Hong Kong cho biết. "Nó đánh lạc hướng của chính phủ từ một số các biện pháp cải cách kinh tế nước này cần phải làm. Thu nhập doanh nghiệp cũng đã gây thất vọng, thêm vào đó là việc thiếu các ý tưởng cổ phiếu hấp dẫn. "

Phương Anh

Lược dịch theo Bloomberg

  




Văn bản gốc