Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam có thể đạt 6,82%
Các ngành phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực; trong đó, đẩy mạnh phát triển về chất lượng nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế
Ngày 12/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019: Kết quả và Góc nhìn”
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam có thể đạt mức 6,82%; tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 8,02%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 0,8 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2019 ở mức 3,38%.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Tổng hợp của CIEM cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế như dự báo, trước tiên, các cơ quan chức năng phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng thêm dư địa cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; đồng thời, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
Cùng với đó, các ngành phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực; trong đó, đẩy mạnh phát triển về chất lượng nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Ông Dương cũng cho rằng, các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Ban hành Luật sửa một số luật để thực thi CPTPP.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, để đạt được tăng trưởng, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; xây dựng và ban hành công khai, minh bạch kế hoạch cụ thể sử dụng vốn thu được từ thoái vốn, công khai các doanh nghiệp nhà nước chậm trễ trong việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết, gắn với trách nhiệm cá nhân để có giải pháp xử lý nghiêm và hiệu quả.
Cùng với đó, các bộ, ngành liên quan cần tăng cường theo dõi, đánh giá dòng vốn đầu tư để kiểm soát rủi ro “vốn nóng”; cụ thể hóa và truyền thông về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới. Các ngành cũng cần khuyến khích, động viên các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; nghiên cứu, ban hành chiến lược, các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, trên cơ sở không trái với cam kết và thông lệ quốc tế, có sự đồng thuận của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Dương, thực tiễn cải cách và điều hành chính sách trong 6 tháng đầu năm 2019 vẫn bộc lộ một số hạn chế, thiếu động lực. Theo đó, năng suất và chất lượng lao động được đề cập nhiều, song tính mới và cụ thể trong các đề xuất chính sách và cơ chế thực thi còn hạn chế. Việc nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế chưa được truyền tải vào hệ thống chính sách, quy định trong nước. Việc chuẩn bị cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) còn chậm, dù Hiệp định này đã thực thi.
“Cuối năm ngoái, chúng ta nói nhiều về CPTPP, nhưng các chính sách, biểu thuế ban hành còn chậm. Nếu không có sự thay đổi cách làm thì Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng sẽ được tận dụng chậm như CPTPP. Do vậy, cần nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ liên quan CPTPP”, ông Dương nói.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, thống kê phục vụ cho điều hành của một số bộ chậm được cải thiện cả về chất lượng, tính kịp thời.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt vấn đề: Động lực tăng trưởng của Việt Nam kể từ nay trở đi là gì? Ông Cung lý giải, trong bối cảnh này cần phải cải cách, tái cơ cấu để chuyển đổi, nâng cao tăng trưởng.
"Hội nhập, thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế, nhưng nội lực trong nước, sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải được nâng cao, đó mới là tăng trưởng lâu bền.", TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Theo Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như: rủi ro suy thoái của kinh tế thế giới được đề cập nhiều hơn, dù có thể chưa xảy ra ngay trong 6 tháng cuối năm 2019; căng thẳng thương mại ở khu vực chưa hạ nhiệt. Ngoài ra, hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp phải nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ....
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam có thể đạt mức 6,82%; tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 8,02%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 0,8 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2019 ở mức 3,38%.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Tổng hợp của CIEM cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế như dự báo, trước tiên, các cơ quan chức năng phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng thêm dư địa cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; đồng thời, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
Cùng với đó, các ngành phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực; trong đó, đẩy mạnh phát triển về chất lượng nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Ông Dương cũng cho rằng, các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Ban hành Luật sửa một số luật để thực thi CPTPP.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, để đạt được tăng trưởng, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; xây dựng và ban hành công khai, minh bạch kế hoạch cụ thể sử dụng vốn thu được từ thoái vốn, công khai các doanh nghiệp nhà nước chậm trễ trong việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết, gắn với trách nhiệm cá nhân để có giải pháp xử lý nghiêm và hiệu quả.
Cùng với đó, các bộ, ngành liên quan cần tăng cường theo dõi, đánh giá dòng vốn đầu tư để kiểm soát rủi ro “vốn nóng”; cụ thể hóa và truyền thông về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới. Các ngành cũng cần khuyến khích, động viên các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; nghiên cứu, ban hành chiến lược, các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, trên cơ sở không trái với cam kết và thông lệ quốc tế, có sự đồng thuận của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Dương, thực tiễn cải cách và điều hành chính sách trong 6 tháng đầu năm 2019 vẫn bộc lộ một số hạn chế, thiếu động lực. Theo đó, năng suất và chất lượng lao động được đề cập nhiều, song tính mới và cụ thể trong các đề xuất chính sách và cơ chế thực thi còn hạn chế. Việc nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế chưa được truyền tải vào hệ thống chính sách, quy định trong nước. Việc chuẩn bị cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) còn chậm, dù Hiệp định này đã thực thi.
“Cuối năm ngoái, chúng ta nói nhiều về CPTPP, nhưng các chính sách, biểu thuế ban hành còn chậm. Nếu không có sự thay đổi cách làm thì Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng sẽ được tận dụng chậm như CPTPP. Do vậy, cần nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ liên quan CPTPP”, ông Dương nói.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, thống kê phục vụ cho điều hành của một số bộ chậm được cải thiện cả về chất lượng, tính kịp thời.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt vấn đề: Động lực tăng trưởng của Việt Nam kể từ nay trở đi là gì? Ông Cung lý giải, trong bối cảnh này cần phải cải cách, tái cơ cấu để chuyển đổi, nâng cao tăng trưởng.
"Hội nhập, thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế, nhưng nội lực trong nước, sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải được nâng cao, đó mới là tăng trưởng lâu bền.", TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Theo Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như: rủi ro suy thoái của kinh tế thế giới được đề cập nhiều hơn, dù có thể chưa xảy ra ngay trong 6 tháng cuối năm 2019; căng thẳng thương mại ở khu vực chưa hạ nhiệt. Ngoài ra, hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp phải nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ....
Đức Dũng
Theo BNEWS/TTXVN