Tin tức

Trang chủ » » Giám đốc World Bank: Nông nghiệp Việt đã đến lúc không thể ‘làm theo cách cũ’ nữa !

Giám đốc World Bank: Nông nghiệp Việt đã đến lúc không thể ‘làm theo cách cũ’ nữa !

27/09/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Ngân hàng thế giới (World Bank) nhận định nông nghiệp Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường, cần có sự thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng trong tương lai.

Ngành nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung của Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt. Tuy đã gặt hái nhiều thành công và đứng trước vận hội lớn cả trong và ngoài nước nhưng ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về dân số, kinh tế và môi trường.

Ngày 27/9, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã công bố Báo cáo phát triển Việt Nam với chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào”. Báo cáo đánh giá nông nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong một phần tư thấp kỷ qua. Trong số các nền kinh tế mới nổi châu Á, năng suất lúa của Việt Nam chỉ kém Trung Quốc, xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam cũng bùng nổ, đưa Việt Nam vào nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các mặt hàng nông sản đa dạng từ tôm, cà phê, hạt điều, gạo và hồ tiêu.

Theo báo cáo, để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế của mình Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và đồng thời tăng cường nâng cao giá trị. Báo cáo cũng đưa ra một lịch trình ngắn hạn và dài dạn nhằm tăng cường thể chế công và thể chế thị trường cần có để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng về phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung.

“Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường”, World Bank nhận định. Cụ thể, báo cáo chỉ ra ngành nông nghiệp đang bị cạnh tranh về nhân công, tài nguyên đất và nước bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chi phí lao động tăng làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh vốn dựa trên lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nông sản thô.  

Báo cáo ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của ngành nông nghiệp. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất về thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu đen, cao su và sắn. Nhưng chất lượng tăng trưởng nông nghiệp còn thấp, thể hiện qua một số hiện tượng như tỉ suất lợi nhuận của nông dân sản xuất nhỏ còn thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao trong lao động nông nghiệp, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn thấp, trình độ sáng tạo công nghệ và thể chế còn non yếu. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng vụ và tăng sử dụng vật tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên.

Theo báo cáo để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng cường nâng cao giá trị. Báo cáo cũng đưa ra một lịch trình ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường thể chế công và thể chế thị trường cần có để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng về phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung.

Giám đốc World Bank tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nhấn mạnh: “Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa, tốc độ tăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước những hiểm hỏa thời tiết và tác động của môi trường. Cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ức yêu cầu, nguyện vọng của người dân Việt nam được tốt hơn”.

Huyền Thư

Tổng hợp

  




Văn bản gốc