Infographic: Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng cao
Theo khảo sát mới đây của Kantar Worldpanel Việt Nam nhằm thấu hiểu người tiêu dùng qua sự khác biệt về vùng, miền tại Việt Nam thì chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn tại miền Bắc hiện đang cao nhất trong 3 khu vực.
Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Thị trường Việt Nam không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn mà còn có rất nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam."
Theo đó, khảo sát của Kantar Worldpanel Việt Nam đã cho thấy những sự khác biệt này thông qua phong cách sống, nền văn hóa và chân dung của mỗi hộ gia đình.
Thống kê cho thấy, hơn 1/3 dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam và nhóm dân số này đã đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội. Đồng thời, đây cũng là khu vực có đóng góp nhiều nhất vào GDP cả nước.
Trong khi đó, miền Bắc là khu vực có mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn cao nhất.
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng tại khu vực thành thị tại miền Bắc, cụ thể là Hà Nội là 3,6 triệu đồng/người/tháng, còn tại miền Nam, cụ thể là TP Hồ Chí Minh là 3,4 triệu đồng tháng.
Còn ở khu vực nông thôn, tại miền Bắc, thu nhập bình quân là 1,7 triệu đồng/người/tháng, miền Trung và miền Nam là 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Người tiêu dùng miền Nam đóng góp vào GDP nhiều hơn với tỷ lệ là 46%
Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị tại miền Bắc lớn hơn miền Nam
Thương hiệu Việt Nam và các loại sản phẩm có bao bì lớn được người tiêu dùng miền Bắc ưa chuộng
Phần lớn người tiêu dùng đều sử dụng internet để tìm kiếm thông tin
Miền Nam ưu tiên cho các hoạt động bên ngoài trong khi đó miền Bắc ưu tiên về giáo dục và tiết kiệm
Mặt hàng tiêu dùng nhanh chưa được lựa chọn nhiều tại khu vực nông thôn miền Bắc
Người tiêu dùng miền Bắc ưa chuộng thực phẩm đóng gói, người dùng miền Nam thì lại chi nhiều hơn cho sữa và các sản phẩm từ sữa
Các siêu thị và đại siêu thị phát triển mạnh mẽ tại miền Bắc
Theo Tiêu dùng Plus