Tin tức

Trang chủ » » Khủng hoảng công việc ngành ngân hàng ở Châu Âu: Sự nghiệp bị phá vỡ

Khủng hoảng công việc ngành ngân hàng ở Châu Âu: Sự nghiệp bị phá vỡ

27/10/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

FRANK LLOYD WRIGHT châm biếm rằng "thành phố hiện đại là một nơi cho ngành ngân hàng, tệ nạn mại dâm và những thứ nhỏ khác." Các kiến trúc sư vào đầu thế kỉ 20 hầu như không biết rằng làm cách nào mà các ngân hàng sẽ phát triển mạnh, thu hút nhiều tài năng của thế giới vào đầu những năm 2000. Nhưng thời hoàng kim này lại đang kết thúc: Việc làm ngành ngân hàng phải chịu nguy cơ một mặt từ cuộc cách mạng kỹ thuật số và một mặt từ việc lợi nhuận đang bị giảm sút.

Không nơi nào mà các ngân hàng làm mất vị thế của mình như ở châu Âu. Tuần này ING, ngân hàng lớn nhất của Hà Lan, thông báo rằng có tới 7.000 công ăn việc làm sẽ bị cắt giảm trong năm năm tới. Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của Đức, đã báo cáo sẽ cắt giảm 9.600 việc làm, gần một phần năm số nhân viên của mình.

Trên khắp châu Âu, các ngân hàng đều thu nhỏ số lượng lao động. Tại Anh hơn 10% việc làm tại các ngân hàng bị cắt giảm từ năm 2011 đến năm 2015; ở Đức lực lượng lao động đã giảm khoảng 20% ​​kể từ năm 2001. Kể từ đầu năm nay Credit Suisse đã cắt giảm gần 5.000 việc làm và Barclays đã loại bỏ 13.000. Tại Tây Ban Nha Banco Popular đang cắt giảm khoảng một phần năm nhân viên của mình. “Tình thế tuyệt vọng cần những giải pháp tuyệt vọng” theo ghi nhận của Naeem Aslam, một nhà môi giới của Thinkmarkets. Với mức lãi suất thấp, tăng trưởng chậm hiện nay và chi phí điều tiết tăng, các ngân hàng gặp khó khăn nhiều hơn trong việc thu về lợi nhuận.

Trong một môi trường đầy biến động như vậy, chi phí là một trong số những điều ít ỏi mà một ngân hàng có thể kiểm soát và những yếu tố đến từ lực lượng lao động. Bằng cách cắt giảm số lượng nhân viên và các chi nhánh, ngân hàng Scandinavian đã khiến tỷ suất chi phí trên thu nhập (cost-to-income ratio), một biện pháp hiệu quả, giảm đến mức ở giữa 40. Mức trung bình của châu Âu là khoảng 60%. Nhưng tại Commerzbank tỷ lệ này là 79% và tại Deutsche Bank là 89%.

Brexit làm vấn đề phức tạp hơn nữa. Một báo cáo mới đây của Oliver Wyman, một nhà tư vấn, ước tính rằng nước Anh có thể mất 35.000 việc làm trong các dịch vụ tài chính. Thorsten Beck của Cass Business School ở London cho rằng một số công việc sẽ di chuyển đến khu vực đồng euro. Nhưng những công việc khác có thể sẽ biến mất vì luật lao động cứng nhắc và vì một số công việc có thể là ít đáng giá trong khu vực đồng euro hơn so với London.

Những người trẻ tuổi đã nghe đủ: trong năm 2007 khoảng 28% số sinh viên tốt nghiệp MBA từ INSEAD, một trường kinh doanh châu Âu, đã chọn một sự nghiệp trong ngành tài chính, thì năm ngoái chỉ có 15% đã làm như vậy. Trong nhóm đó ít người chọn làm việc cho các ngân hàng đầu tư. Đó là tin tốt cho các tuyển trạch viên tài năng tại các công ty công nghệ cao; và là tin xấu cho những người làm trong ngành tài chính.

Thu Thủy

Lược dịch theo Economist

  




Văn bản gốc