Tin tức

Trang chủ » » Khủng hoảng nước là hiểm họa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng nước là hiểm họa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu

12/05/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Thật sự không mất nhiều thời gian để chúng ta đưa ra một vài cuộc khủng hoảng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.Sự suy thoái của Trung Quốc, sự gia tăng nợ ở các thị trường mới nổi, sự bất ổn chính trị ở Trung Đông và sự tan rã của Liên minh châu Âu là tất cả những nguy cơ vô cùng nghiêm trọng.

Nhưng không ai trong số những điều trên có thể sánh với một hiểm họa thực sự, theo Joe Quinlan, chiến lược gia tại Ngân hàng America Merrill Lynch's US Trus.

Theo ông, tin tốt là những hiểm họa được nêu trên đều đại diện cho các ẩn số-hoặc các yếu tố đã được biết đến và thừa nhận bởi thị trường vốn. Còn tin xấu là không có mối nguy hiểm nào được đề cập đến có thể đe dọa nền kinh tế toàn cầu một cách khủng khiếp như những rủi ro mà biến đổi khí hậu liên quan đến tài nguyên nước gây ra, điều mà rất ít nhà đầu tư có thể nhận thức được.

Quinlan tin rằng sự thay đổi khí hậu sẽ làm giảm nguồn cung cấp nước xuống thấp một cách nguy hiểm không chỉ đối với con người mà còn đối với các hoạt động của ngành công nghiệp. Nếu không có nước, điều mà ông gọi là "huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu", nó sẽ khiến cho nền kinh tế không thể hoạt động, điều này rút ra từ một thực tế đơn giản là nhiều ngành công nghiệp sử dụng rất nhiều nước.

Ông trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới về một thực trạng thảm khốc có thể xảy ra: 1,6 tỉ người có thể bị lâm vào tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng trong vòng 20 năm, trong khi nhu cầu nước trên toàn cầu có thể tăng vọt lên tới 50% vào năm 2050. Nhu cầu nước công nghiệp có thể tăng theo ước tính của Ngân hàng thế giới  từ 50% đến 70% vào năm 2050.

Theo Quinland, tình hình thiếu nước trầm trọng ở Ấn Độ trong hai năm qua là một ví dụ hoàn hảo của thực trạng này:

Không một đất nước nào khác ngoài Ấn Độ, nền kinh tế mới nổi trên thế giới với sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng, đang phải trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn của một đợt hạn hán kéo dài hai năm, đe dọa đời sống kinh tế của hơn 300 triệu người. Do mực nước trong 91 hồ chứa của Ấn Độ đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, sản lượng nông nghiệp đã giảm, trong khi sản lượng điện năng cũng giảm mạnh. Đập nước không thể hoạt động, các nhà máy đang hoạt động dưới công suất và việc thiếu nước sạch đã đặt sức khỏe của hàng triệu người vào tình trạng báo động. Cuộc chiến về nguồn nước đã bùng lên giữa các bang, tạo nên một cuộc khủng hoảng gây đau đầu chính phủ. Tất cả những điều trên càng cho thấy thị trường mới nổi mạnh nhất trên thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng nước trong hai năm trở lại đây.

Để giảm bớt những lo ngại này, Quinlan cho biết chính phủ và các công ty tư nhân sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế và đưa ra các biện pháp để chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu, nếu không sự tăng trưởng có nguy cơ bị suy giảm một phần mười so với tốc độ hiện nay.

Theo ước tính của Quinlan, ngành công nghiệp nước trên thế giới đã tạo ra khoảng 450 tỷ đô-la một năm, và luôn sẵn sàng tăng khi thế giới phải đối mặt với sự khủng hoảng thiếu nước. Nếu điều đó không xảy ra, một hậu quả thảm khốc là không thể tránh khỏi.

Quinlan kết luận: Sự thay đổi khí hậu toàn cầu hoặc việc gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán, lũ lụt và bão đã bổ sung thêm vào yếu tố nguy hiểm tới tới cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này xảy ra một cách chậm rãi trong vài thập kỷ qua nhưng đang tăng tốc ở thời điểm hiện tại, tạo ra nhiều rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu nhưng cùng với đó cũng mang lại nhiều cơ hội đầu tư.

Nguyễn Hà

Lược dịch theo Business Insider

  




Văn bản gốc