Chiến lược Marketing

Trang chủ » » Kinh tế chia sẻ: Một cách thức mới trong kinh doanh.

Kinh tế chia sẻ: Một cách thức mới trong kinh doanh.

09/11/2016

Từ trước khi được đặt tên và trở thành một khái niệm tân tiến, nền kinh tế chia sẻ đã có một tiền đề vững chắc trong nền kinh tế Mỹ. Việc chia sẻ phương tiện giao thông nói chung và cụ thể hơn là xe hơi từ lâu đã là giải pháp để giảm thiểu chi phí di chuyển cũng như tận dụng tối đa chức năng của một tài sản có giá trị - ô tô cá nhân (được cho là có đến 90% thời gian rảnh rỗi)

Rất ít nhà quan sát trong vài thập niên gần đây công nhận chia sẻ xe hơi như một hiện tượng tiên phong, nhưng nó đã trở thành quá khứ. Với khái niệm tương tự, cùng công nghệ được nâng cấp, đã gần như được áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại ngày nay. Và những tiện ích trên giúp con người tiết kiệm chi phí, mang đến tiện ích và có lợi cho môi trường trên quy mô lớn.

Và kết quả là, the peer-to-peer story is one of stellar growth. Từ khởi điểm rất khiêm tốn, nền kinh tế chia sẻ thế giới đạt khoảng 15 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014, theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC), và đang trên đà tăng trưởng dự báo đạt 335 tỷ đô la Mỹvào năm 2025. Mức cộng đồng  của  nền Kinh tế chia sẻ tăng trưởng gần gấp đôi từ năm 2013 đến 2014. Một báo cáo của AGC Partners cho biết : Các nhà đầu tư đã cam kết đưa 4.93 tỷ đô la  vào 71 giao dịch liên quan đến Kinh tế chia sẻ vào năm 2014, gấp 5 lần từ năm 2013.

Hai yếu tố quyết định trong ngành kinh doanh này là sự nhỏ lẻ và công nghệ. Trong một bài báo nổi bật có đề cập: “Sharing Nicely: Trên những thứ có thể chia sẻ được và sự Cần thiết của Chia sẻ là một Phương thức của Kinh tế Sản Xuất” (Báo Luật đại học Yale, 2004). Yochai Benkler, giáo sư nghiên cứu luật kinh tế tại đại học Havard, đã sử dụng xe chung như một ví dụ điển hình về chia sẻ những tài sản cá nhân. Ông cho rằng ô tô là một món hàng vượt quá nhu cầu thực sự của người mua nó. Người ta đầu tư vào những tài sản khi mà giá trị trường tồn của nó cao hơn giá trị niêm yết (các khoản vay, cho thuê và tất nhiên nó giúp bẻ cong đường biểu diễn chi phí để phù hợp với quãng thời gian mà các tài sản giá trị offer value)

Ít nhất đến thời gian gần đây, những người mua  xe không phải lo lắng đến khả năng dư thừa của tài sản họ mua, miễn là giá trị trọn đời của phương tiện lớn hơn chi phí trọn đời của chính nó. Nhưng trên thực tế, trong thời gian rảnh rỗi của xe hơi cá nhân, giá trị kinh tế của nó sẽ không được công nhận. Và những chiếc xe trở nên vô giá trị trong thời điểm đó. Biệt thự, căn hộ, văn phòng, xe đạp, máy tính, quần áo, sách, đồ chơi -  tất cả phần liệt kê trên đại diện cho những tài sản sở hữu cá nhân, nhưng cũng đồng thời mang theo một lượng dư thừa công suất. Và đừng quên lao động thể chất và trí tuệ: A handyman’s ability to fix things goes unused much of the time, as does an engineer’s ability to design solutions to specific problems.

Sự dư thừa công suất này chính là yếu tố chính làm nên nền Kinh tế chia sẻ. Theo Oscar Salazar, Giám đốc Công nghệ- đồng sáng lập Uber, giờ là Giám đốc Công nghệ tại Ride và là cố vấn giám sát của Rubicon Global, một trong những lí do phân khúc vận chuyển đã và đang rất thành công là có quá nhiều người sở hữu ô tô cá nhân; ở một số quốc gia, số lượng xe đã vượt dân số.

Nhưng công suất dư thừa đã tồn tại rất lâu trước khi bất cứ ai đề cập tới một mô hình kinh tế dựa trên sự chia sẻ (khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” không được dùng để miêu tả mô hình này cho đến giữa những năm 2000). Chính Công nghệ đã trao quyền lực cho cách thức kinh doanh mới này.

Bắt đầu xuất hiện sau thế chiến, đi chung xe đã trở thành một phương thức phổ biến. Theo Benkler, mô hình này đã trở thành hệ thống giao thồng lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, nhưng nó lại không thể được nâng cấp trở thành một yếu tố thương mại.  Mô hình không thể được phát triển như một khách sạn, một cửa hang bán đồ chơi hay quần áo cũ, cũng không phải như dịch vụ sửa chữa đường ống nước.

Điều đã làm Uber, Airbnb, eBay, TaskRabbit và tất cả những công ty khác dựa trên Kinh tế chia sẻ thành công chính là sự kết hợp giữa kho tư liệu khổng lồ, lưu trữ đám mây với chi phí thấp, sự lan toả của các phương tiện truyền thông và sự phổ biến của các thiết bị di động.

Hầu như các công ty chia sẻ thiết lập sự tin tưởng qua nguồn lực đám đông. Những đánh giá trực tiếp chính là trái tim của nền kinh tế chia sẻ

H.O Maycotte, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty quản lý dữ liệu Umbel lưu ý trong một bài viết trên Dell.com:“Trong nền kinh tế chia sẻ này,  không có ý tưởng chia sẻ nào là mới cả, con người đã chia sẻ những ý tưởng đó qua rất nhiều thế hệ. Điều khác biệt giờ đây là công nghệ mới được đưa vào những khái niệm đó – đặc biệt là những công nghệ kỹ thuật số dễ  sử dụng như xác định vị trí dựa trên GPS cho phép con người nhanh chóng thực hiện và phản hồi những yêu cầu cho hàng hoá và dịch vụ.”

Kinh tế chia sẻ hay sự giảm nhẹ tài sản ?

Trước khi nền kinh tế chia sẻ xuất hiện, có một ngành công nghiệp cho thuê đã tạo ra sự dư thừa ở quy mô có thể được thương mại hoá. Những công ty kinh doanh khách sạn xây dựng những công trình lớn và cho thuê phòng nhằm tạo lợi nhuận. Những công ty cho thuê xe đầu tư những đội xe lớn rồi cho thuê lại cũng với mục đích trên. Nhưng những mô hình dựa trên sự cho thuê lại đó giải quyết được 2 vấn đề cần quan tâm là vốn ban đầu và cơ sở vật chất đã được đầu tư. Các khách sạn phải mất chi phí duy trì tài sản, giữ phòng ốc sạch sẽ, nhận đặt phòng, và cung cấp những dịch vụ khác. Tương tự như vậy, những công ty cho thuê xe  cũng phải bảo dưỡng những chiếc xe không dùng tới, lên lịch nhận và trả xe, thuê nhân viên cùng văn phòng và cung cấp những dịch vụ khác.

Mặt khác, Uber và Airbnb không phải bận tâm nhiều tới cơ sở hạ tầng. Airbnb không sở hữu  bất cứ khách sạn nào nhưng vẫn có nhiều phòng để cho thuê hơn khách sạn Marriot và Hilton, theo số liệu của Thời báo New York. Và Uber có tới 140 triệu chiếc xe ở 53 quốc gia và hơn 250 thành phố vào năm 2013 nhưng không sở hữu bất cứ phương tiện hay tài xế nào.

Cả hai công ty đều có nhân viên toàn thời gian, và tất nhiên có dịch vụ chăm sóc khách hang, đặc biệt là sở hữu công nghệ tiên tiến. Nhưng đến các công ty riêng sắp ra mắt cũng không có một đội ngũ nhân viên cố định. Một điều tra cho các vị trí sắp tới cho thấy Airbnb và Uber phải chịu chi phí nhân viên ít hơn nhiều so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với họ. Gần đây, Airbnb chỉ tuyển them 204 vị trí mới trên toàn thế giới, trong khi Hilton đăng tuyển gấp hơn 10 lần con số đó chỉ tại Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh. Đó là sự khác biệt rất lớn ở tiền lương và lợi tức, nhìn chung là một phần quan trọng trong cơ cấu chi phí của công ty.

Có một vài ý kiến cho rằng, Kinh tế chia sẻ thực chất không phải là thể dạng trong nhóm ngành kinh tế. “Chia sẻ là một hình thức trao đổi trong xã hội mà trong đó những người tham gia quen biết nhau và không mang lại bất kì lợi nhuận nào” – một ý kiến tranh luận trên tờ Harvard Business Review số gần đây. “Khi “Chia sẻ” là thị trường trung gian -  khi một công ty là trung gian giữa những người tiêu dùng không quen biết -  đó không còn là chia sẻ. Thay vào đó, người tiêu dung đang trả tiền để được sử dụng những tài sản hoặc dịch vụ của người khác trong một khoảng thời gian cụ thể. Đó là trao đổi kinh tế.”

Nhìn trên phương diện này, các tính năng đặc biệt của nền kinh tế chia sẻ - sử dụng công nghệ -  được sử dụng để giảm thiểu chi phí bằng cách cho phép một lượng lớn khách hang và người lao động tự do làm ăn với nhau, dưới sự bảo trợ của danh tiếng của một công ty. Robin Chase, đồng sáng lập của Zipcar, miêu tả quá trình như “ tận dụng công suất dư thừa, xây dựng nền tảng cho sự tham gia có tổ chức và đơn giản hoá công việc của những bên hợp tác.” Chase cho biết cuốn sách của cô – Peers Inc- được dựa trên các luận án khai thác vào tất cả các giá trị gia tăng chỉ có thể với nền tảng “mà làm cho những nỗ lực của việc chia sẻ tài sản, ý tưởng và các mạng lưới trở nên rất đơn giản”

Rất nhiều các công ty peer-to-peer bắt đầu với một ý tưởng đơn giản là tận dụng sự dư thừa công suất, nhưng chính công nghệ đã cho phép những ý tưởng đó trở nên hữu ích. Marc Gorlin bắt đầu Roadie khi ông nhận ra rằng ông có thể tạo ra một giải pháp thay thế cho những công ty vận chuyển truyền thống như FedEx and UPS bằng cách tận dụng các phương tiện chở khách có sẵn trên đường. Ông ấy nói:“ Lúc nào cũng có ai đó đang dời đâu đó và đi đâu đó.  Giả sử họ có thể kiếm tiền và có them những tiện ích khác bằng cách vận chuyển những gói hàng đến cùng địa điểm họ dự định?”

Nhưng chìa khoá cho tương lai của Roadie là đã làm cho dịch vụ trở nên vô cùng đơn giản cho cả người vận chuyển và khách hang muốn kết nối và sử dụng. Ứng dụng di động của công ty cho phép toàn bộ giao dịch diễn ra chớp nhoáng (Roadie giữ 80% số tiền theo hợp đồng, công ty 20%). Một người sử dụng đã mua một tấm thảm quá to tại Ikea đến nỗi nó không thể vừa với chiếc xe của anh ta, và tài xế của Roadie đã đề nghị vận chuyển tấm thảm trước khi anh tới quầy thu ngân. Roadie không cần thuê tài xế hay phương tiện nào để là đối tác của chuỗi Waffle House, với 1750 nhà hàng ở 25 quốc gia, (tài xế nhận được bánh Waffle miễn phí như một điều kiện trong hợp đồng).

Có một thuật ngữ khác để tiếp cận là tài sản ánh sáng, và một vài chuỗi khách sạn lớn nhất đang bảo vệ một cách thức rất truyền thống để đạt được mục tiêu tương tự. Một bài báo năm 2014 ở báo Medills lưu ý rằng Hyatt, Hilton, Marriott và Starwood (Marriott vừa công bố mua lại Starwood) đã đều thông qua thứ được biết đến như mô hình “tài sản ánh sang”. Sử dụng mô hình này, các khách sạn chú trọng hơn đến việc nhượng quyền thương mại và quản lý, nhiều hơn việc trực tiếp sở hữu tài sản khách sạn. Các chủ sở hữu khách sạn trả tiền nhượng quyền thương mại để có quyền hoạt động dưới tên những hệ thống khách sạn lớn. Chiến lược này giúp cho các chuỗi khách sạn bỏ ít vốn đầu tư hơn.

Giá trị của đề xuất mới  không thay đổi

Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ là một thế lực gây rối cho một loạt những ngành công nghiệp khác , đặc biệt là du lịch, hang tiêu dung, dịch vụ, taxi, xe đạp và ô tô cho thuê, tài chính, âm nhạc, employment và chất thải. Và sự gián đoạn có thể sẽ kéo dài nếu những doanh nghiệp mới có thể vĩnh viễn thay đổi thái độ của người tiêu dung với quyền sở hữu. Trong nghiên cứu cảu PwC, 81% những người đã sử dụng kinh tế chia sẻ đồng ý phương thức này tiết kiệm hơn là sở hữu một món đò và 53% đồng ý “Phương thức này là một cách sở hữu mới”

Shelby Clark, giám đốc của Peers miêu tả việc gây gián đoạn trong lĩnh vực vận tải.: “Tôi nghĩ rằng sự thay đổi lớn nhất chúng ta đang nhìn thấy ở đây là con người đang chọn mua các thiết bị lưu động so với việc chỉ mua một chiếc xe ô tô” hay có một câu nói rằng: “ Tôi không cần biết quá trình, tôi chỉ cần kết quả”.

Cách nhìn nhận của chủ nhân với việc vật sở hữu có thay đổi theo chiều hướng tích cực hay không còn phải được xem xét. Một số người giả sử rằng khía cạnh của việc gây gián đoạn ít nhiều chịu đựng được, Trong khi 78% người được khảo sát bởi PwC cho biết các công ty chia sẻ mới đã giúp xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ hơn và 86% đồng ý rằng thú vị hơn khi làm kinh doanh với các công ty “mới nổi” hơn là các công ty truyền thống theo nghiên cứu được đưa ra trong tuần báo nghiên cứu người tiêu dùng với “góc nhìn đánh giá thú vị hơn:.

Theo những nhà nghiên cứu, Giana M.Eckhart (trường đại học Royal Hollowway tại London) và Fleura Bardhi (trường Đại Họa London), những người sử dụng Zipcar “ không cảm thấy bất kì sự phụ thuộc khi chia sẻ với người khác. Họ trải nghiệm Zipcar một cách bí mật giống như khi họ vào một khách sạn; họ biết đối phương sử dụng xe; nhưng không có nguyện vọng cho họ biết điều này. Họ không xem những người sử dụng Zipcar khác như là người đồng sử dụng chiếc xe mà không tin tưởng họ, họ dựa vào công ty và cảnh sát về hệ thống chia sẻ này nên nó rát công bằng và hợp lý cho tất cả mọi người.”

Sự thật là, các công ty coi vấn để niềm tin cực kì quan trọng. Một vào người đi rất xa để điều tra cẩn thận những người họ làm ăn cùng. DogVacay có quá trình kiểm tra 5 bước chỉ để nhận 15% các ứng viên cho dịch vụ chăm sóc chó. TaskRabbit kiểm tra các bước ghi chép nhân thân và tội phạm cũng như phỏng vấn trực tiếp. Và nhiều công ty khác cung cấp các mức bảo hiểm khác nhau.

Hầu hết tất cả các công ty chia sẻ đều xây dựng niềm tin thông qua hình thức giao công việc cho một cộng đồng hoặc một nhóm người, thông qua “lời kêu gọi” để tất cả có thể đóng góp thực hiện công việc đó. Các phản hồi trực tuyến là điều mấu chốt trong kinh tế chia sẻ. Trước khi ai đó đồng ý sử dụng một lái xe của Uber, thuê một phòng của Airbnb, ngủ trên ghế của Couchsurfing hoặc thuê một người có tay nghề của TaskRabbit, họ kiểm tra những người đã từng sử dụng những dịch vụ trước đó nói gì. Và các công ty tạo điều kiện cho việc này thông qua hệ thống đánh giá dễ hiểu và công nghệ dễ sử dụng.

Nếu sự liên hệ và niềm tin không phải là những trọng điểm chính trong kinh tế chia sẻ, điều quan trọng luôn được xem là giá trị nhất đổi với khách hàng chính là: sự thuận tiện và giá cả. Theo báo cáo của PwC, lần lượt 86% và 83% đồng ý rằng các công ty chia sẻ khiến cuộc sống tiện nghi hơn, thuận tiện và hiệu quả hơn. Theo Eckhart và Bardhi, “ nghiên cứu của chúng tôi cho biết rằng: Người tiêu dùng đơn giản muốn mua bán thông minh và kết nối với các công ty kinh tế mà cho phép họ đạt được điều này bằng đề nghị nhiều sự thuận tiện hơn với giá thấp hơn.”

 Thu Thủy

Lược dịch theo University of Pensylvania

 

 

  




;

Văn bản gốc


;