Tin tức

Trang chủ » » Lượng phải đảm bảo về chất, tăng trưởng phải làm nên thịnh vượng

Lượng phải đảm bảo về chất, tăng trưởng phải làm nên thịnh vượng

22/04/2019

Chuyên mục: Tin tức In trang

Ngày 19/04/2019, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố 500 Doanh nghiệp Tăng trưởng và Thịnh vượng Việt Nam năm 2019.

500 doanh nghiệp đại diện tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2014 -2018 và có đóng góp đáng kể trong thời kỳ hội nhập mới đây được tôn vinh trong buổi lễ Công bố 500 Doanh nghiệp Tăng trưởng và Thịnh vượng Việt Nam năm 2019.

Tăng trưởng Thịnh vượng

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo VietNamNet phát biểu khai mạc buổi lễ

Mặc dù ghi nhận thành quả tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua, nhưng trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng về lượng mà còn phải đảm bảo về chất.

Ngày 19/04/2019, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố 500 Doanh nghiệp Tăng trưởng và Thịnh vượng Việt Nam năm 2019.

5 nhân tố tác động tích cực đến tăng trưởng của TOP 500 doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2018

Đây là năm thứ 9 liên tiếp công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam và là năm thứ 4 công bố Bảng xếp hạng BP500 – Top 500 Doanh nghiệp Việt Nam Thịnh vượng từ kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report.

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo VietNamNet, đánh giá Bảng xếp hạng ghi nhận khách quan và xứng đáng thứ hạng và thành tích mà doanh nghiệp đạt được trong những năm qua.

“Đây là những đại diện tiêu biểu nhất trong cộng đồng doanh nghiệp, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2014 -2018 và có đóng góp đáng kể trong thời kỳ hội nhập. Qua 9 năm tổ chức và công bố, Bảng xếp hạng FAST 500 và BP 500 đã trở thành thương hiệu uy tín trong công đồng doanh nghiệp, tạo vị thế và vai trò tốt cho doanh nghiệp Việt trên thị trường trong nước và hội nhập quốc tế”, ông Tuấn cho biết.

Các ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2014 – 2018

“Các doanh nghiệp trên là những đại diện có hoạt động kinh doanh tốt và tiềm năng tăng trưởng cao, không ngừng tìm tòi, sáng tạo và linh biến trong kinh doanh, có trách nhiệm xã hội và trách nhiệm cộng đồng, từ đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển và phồn vinh của nền kinh tế nước nhà, đại diện Vietnam Report nhận định.

Cụ thể, sự thịnh vượng được thể hiện qua nhóm chỉ số tài chính (tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất sinh lời,…), chỉ số nhân lực (số lượng lao động, thu nhập bình quân lao động,…), chỉ số trách nhiệm xã hội và cộng đồng (CSR).

Nhờ những nỗ lực cải cách để tăng trưởng và phát triển từ phía Nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam năm 2018 đã có những dấu hiệu khởi sắc với mức GDP “kỉ lục” đạt 7,08%.

Khảo sát trong giai đoạn 2014 – 2018, tăng trưởng doanh thu kép CAGR trung bình của các doanh nghiệp trong TOP 500 đạt 38%. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng cao hơn (39,6%) và có số lượng nhiều nhất (chiếm 81,4%). Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tốc độ ngang bằng với khu vực kinh tế nhà nước, điều này cũng minh chứng cho hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn qua.

Ban tổ chức công bố TOP 10 Công ty Uy tín ngành Bất động sản - Xây dựng – Vật liêu xây dựng năm 2019

Đóng góp vào mức tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 5 năm qua, chủ yếu là nhờ tăng trưởng thị trường trong nước và khu vực (60,7%), tiếp theo là sự mở rộng thị trường hiện có (42,9%) và cải thiện cơ sở hạ tầng (39,3%), theo khảo sát.

Khảo sát cũng ghi nhận sự vươn lên của ngành bán lẻ, có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 4 năm (từ 2014 – 2017) với mức tăng 63%, sau đó lần lượt là  ngành Nông nghiệp, Thép, Cơ khí và Viễn thông, Tin học, Công nghệ thông tin.

Đáng chú ý, số lượng các công ty trong ngành Xây dựng, Vật liệu xây dựng và Bất động sản cũng “áp đảo” bảng xếp hạng, chiếm 30% tổng số doanh nghiệp. Trong sự kiện lần này, Vietnam Report cũng công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng 2019 với mục đích ghi nhận thành quả của những doanh nghiệp uy tín trong ngành.

Thách thức bền vững

Vinh danh TOP 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2019.

Trong khuôn khổ buổi lễ vinh danh, Vietnam Report cũng công bố Báo cáo Tăng trưởng và Thịnh vượng Việt Nam 2019. Báo cáo ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp, các phân tích sâu của Vietnam Report, giới chuyên gia kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn vừa qua.

Theo đó, báo cáo đưa ra những phát hiện về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, thực trạng năng suất lao động trước vấn đề chất lượng tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, cùng một số hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy gia tăng năng suất trong thời gian tới.

Một số đại diện doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp Việt Nam Tăng trưởng và Thịnh vượng

Đặc biệt, báo cáo cũng ghi nhận các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng vào việc đầu tư thực hiện trách nhiệm xã hội. Đó là cả quá trình nỗ lực, thúc đẩy tính minh bạch trong kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo vệ môi trường và hỗ trợ việc làm cho người lao động.

“Bước vào giai đoạn mới, để thành công và giữ vững được vị thế trên thị trường, doanh nghiệp cần gắn kết hai yếu tố tăng trưởng và thịnh vượng. Doanh nghiệp không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng về lượng mà còn phải đảm bảo về chất, đó là ổn định trách nhiệm với người lao động, cũng như trách nhiệm với xã hội và cộng đồng”, báo cáo ghi nhận.

Năm 2019, lần lượt có 11,5% và 57,7% doanh nghiệp tham gia khảo sát phản hồi rất lạc quan và khá lạc quan về triển vọng kinh doanh, nhưng có đến 30,8% doanh nghiệp lại tỏ ra không lạc quan.

Điều này cho thấy vẫn có những thách thức lớn với doanh nghiệp. Các yếu tố đó là giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân sự tăng/khó kiếm nhân tài và sự trỗi dậy của các đối thủ cùng ngành là 3 rào cản được đánh giá là lớn nhất.

Thu Phương

Theo Vietnamnet

  




Văn bản gốc