Những con đường đắt nhất thế giới
Theo xếp hạng của Cushman & Wakefield, năm nay, Đại lộ thứ 5 (Upper 5th Ave) vẫn là con phố bán lẻ đắt giá nhất thế giới, Causeway Bay của Hồng Kông theo sau trong gang tấc. Tuy nhiên, giá trị cho thuê đã giảm ở cả hai do các nhãn hàng đã cân bằng nhu cầu hiện diện vật lý và trực tuyến…
Báo cáo năm ‘Main Streets Across the World’ theo dõi 462 con phố bán lẻ hàng đầu trên toàn thế giới, xếp hạng chúng theo giá trị thuê chính, sử dụng dữ liệu độc quyền của Cushman & Wakefield.
Hiện tại, trong ấn bản thứ 28 của mình, báo cáo bao gồm một bảng xếp hạng của 71 đường phố đắt đỏ nhất và đứng đầu ở mỗi nước. Báo cáo năm nay cho thấy rằng 36% của tất cả các đường phố đã được phân tích có giá thuê tăng.
Đại lộ thứ 5- một đại lộ lớn ở trung tâm của quận Manhattan thuộc New York City, tiểu bang New York, Hoa Kỳ vẫn là con phố bán lẻ đắt giá nhất thế giới .
Đại lộ thứ 5 (ghi nhận giá thuê trung bình năm trên mỗi bộ vuông giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính) và Causeway Bay đều có giá thuê cao hơn hai lần giá thuê tại các đường phố hàng đầu ở bất kỳ nước nào khác.
Avenue des Champs Élysées của Paris xếp thứ ba với giá thuê hàng năm ở mức US$1,368 cho mỗi bộ vuông (US$14,725/m2), New Bond Street ở London xếp thứ tư (US$1,283/bộ vuông hay US$13,810/m2). Ginza của Tokyo nhảy lên vị trí thứ năm với giá thuê hàng năm lên tới US$1,249/bộ vuông hay US$13,444/m2. Myeongdong ở Seoul leo lên một bậc xếp ở vị trí thứ tám, là con phố duy nhất khác thăng hạng trong top 10
Ở Châu Á Thái Bình Dương, Khu vực Causeway Bay ở trung tâm Hồng Kông vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng của khu vực là địa điểm mua sắm đắt nhất. Áp lực giảm giá thuê đang tạo ra cơ hội cho một số nhà bán lẻ tìm cách chộp lấy những đơn vị có chào giá và các điều kiện thuê tốt.
Ở những nơi khác, Trung Quốc đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường thương mại điện tử đang phát triển; và xu hướng đang nổi lên là hợp tác với các nền tảng từ trực tuyến đến ngoại tuyến trong một nỗ lực để nắm bắt những xu hướng đang thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Song song đó, cả các nhà bán lẻ và chủ đất đang nâng cao các trải nghiệm cung cấp cho người tiêu dùng bằng cách mở rộng các dịch vụ ăn uống và giải trí
"Các nhà bán lẻ tiếp tục thận trọng trong việc mở rộng cửa hàng của họ trong khu vực do lo ngại về sự tiếp tục bất ổn kinh tế toàn cầu, và chúng ta thấy việc này sẽ tiếp diễn trong năm 2017. Khi sự mở rộng diễn ra, trọng tâm thường tập trung vào chất lượng hơn số lượng.
Trong tất cả, mặc dù triển vọng về sự thận trọng diễn ra trong khắp khu vực, các nhà bán lẻ lớn của quốc tế và khu vực sẽ để mắt đến sự tăng trưởng ở nước ngoài, khi thị trường trong nước của họ đạt đến điểm bão hòa, và các nhà đầu tư yêu cầu kết quả kinh doanh.” Theodore Knipfing, Giám đốc Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương phân tích.
Theo Sigrid Zialcita, Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương. lĩnh vực bán lẻ ở khu vực này vẫn và sẽ tiếp tục được củng cố bởi các lực lượng kinh tế tích cực, với tốc độ tăng trưởng thu nhập vững chắc và tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng.
Tuy nhiên, người mua sắm hiện đại ngày càng hiểu biết nhiều hơn, điện thoại di động cũng như đi du lịch; sự gia tăng của các ứng dụng và phương tiện truyền thông xã hội đang thay đổi cách chúng ta mua sắm và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của chúng ta.
“Đường đến trái tim của người tiêu dùng và đồng đô la xanh đã chuyển sang trực tuyến, và các nhà bán lẻ sẽ phải áp dụng một cách tiếp cận khác omni-channel (bán lẻ đa kênh) để tạo ra một trải nghiệm bán lẻ tích hợp.
Trong khi các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn là một phần không tách rời của hệ sinh thái bán lẻ của khu vực, vai trò của nó đã thay đổi và họ sẽ phải đối phó với sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tồn tại…” Sigrid Zialcita, nhận định.
Trung Mạnh
Tổng hợp