Sabeco, Habeco sắp được đưa lên sàn chứng khoán trước khi thoái vốn nhà nước?
Việt Nam đã kêu gọi các doanh nghiệp lớn, trong đó có hai nhà sản xuất bia lớn nhất Habeco và Sabeco và công ty sữa hàng đầu Vinamilk, giảm bớt sở hữu nhà nước.
Việt Nam đưa Sabeco, Habeco lên sàn chứng khoán trước khi thoái vốn nhà nước, đẩy nhanh sự thoái vốn ở Vinamilk
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố ý định niêm yết công khai hai nhà sản xuất bia lớn nhất của đất nước, Sabeco và Habeco, trước khi nhà nước từ bỏ việc nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp này, theo một báo cáo của chính phủ.
Động thái này sẽ đảm bảo tính minh bạch, theo như báo cáo, trong đó nói thêm rằng sẽ không có sự phân biệt giữa người mua trong nước hoặc quốc tế khi nhà nước thực hiện việc bán cổ phần trong các công ty nước giải khát lớn này.
Tuy nhiên, cổng thông tin trực tuyến của chính phủ cũng làm rõ rằng nó sẽ giữ lại thương hiệu địa phương của Habeco và Sabeco, cùng với công ty sữa Vinamilk, công ty lớn nhất của đất nước bằng việc vốn hóa thị trường.
DEALSTREETASIA báo cáo trước đó rằng Bộ Công Thương đã lên kế hoạch niêm yết Sabeco trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi quyết định bán 53% cổ phần trong một đợt, để cắt giảm nắm giữ xuống tới 36%.
Chín công ty trong và ngoài nước đã bày tỏ sự quan tâm của họ tới cổ phần của Sabeco, với giá trị lên đến 1 tỷ $, bao gồm Thai Beverage, Singha Corp, Asahi Breweries, SAB Miller và cổ đông hiện tại của Sabeco là Heineken. Đối với Habeco(công ty mà trong đó bộ công thương nắm 82% cổ phần), nhà nước đang muốn cắt giảm việc nắm giữ cổ phần xuống dưới 50%.
Cổng thông tin chính phủ cũng trích dẫn ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng quỹ SCIC của Việt Nam phải nhanh chóng thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp lớn, trong đó có Vinamilk. "Mặc dù sở hữu nhà nước tại Vinamilk là ít hơn 50% (hiện tại là 45%), đó vẫn là một tỷ lệ rất lớn", Thủ tướng cho biết.
Thị trường chịu tác động?
Một tính toán của giới đầu tư cho thấy, nếu nhà nước thoái toàn bộ vốn tại Sabeco, Habeco và Vinamilk, số tiền thu được có thể tới gần 10 tỷ USD. Họ cũng khuyến nghị rằng, nên lựa chọn giải pháp Nhà nước thoái hết 100% vốn tại các doanh nghiệp này, thay vì tiếp tục nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định, chẳng hạn 36% cổ phần, tức là tiếp tục nắm giữ quyền phủ quyết tại đại hội cổ đông.
Với lượng cổ phần lớn như vậy, liệu thị trường thứ cấp có bị hút một lượng vốn khủng? Câu hỏi này được VinaCapital giải đáp trong một báo cáo gửi các nhà đầu tư mới đây: Tiền từ nhiều tập đoàn và các quỹ đầu tư nước ngoài đang nóng lòng tìm kiếm cơ hội giải ngân tốt tại Việt Nam. Với các nhà đầu tư trong nước, chẳng phải Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu triển khai phương án huy động nguồn lực trong dân, từ vàng dự trữ và các nguồn vốn nhàn rỗi, đó sao?
Lan Hương
Tổng hợp