Tác động của coronavirus đến niềm tin kinh tế toàn cầu
20/07/2020
Chuyên mục: Góc kinh điển In trang
Khi cả Thế giới đang vật lộn với đại dịch COVID-19 và số lượng quốc gia phải chịu ảnh hưởng vẫn đang tiếp tục gia tăng, khảo sát mới nhất của McKinsey về nền kinh tế toàn cầu cho thấy triển vọng lạc quan.
Tháng 6 năm 2020
Khi cả Thế giới đang vật lộn với đại dịch COVID-19 và số lượng quốc gia phải chịu ảnh hưởng vẫn đang tiếp tục gia tăng, khảo sát mới nhất của McKinsey về nền kinh tế toàn cầu cho thấy triển vọng lạc quan. Các nhà điều hành cũng có những kỳ vọng tích cực hơn về nhu cầu của công ty và khả năng sinh lời. Trong một báo cáo được thực hiện hai tháng trước đó kết quả cho thấy sự bi quan kỷ lục trên cả hai yếu tố cũng như triển vọng kinh tế của đất nước họ.
Trong khi quan điểm của các giám đốc điều hành về lợi nhuận của công ty chủ yếu vẫn là tiêu cực, thì kỳ vọng lợi tức cổ phiếu đã có sự cải thiện. Những người tham gia khảo sát mong đợi nhu cầu của khách hàng sẽ tăng lên, đối lập với kết quả khảo sát hai tháng trước.
Phân theo ngành công nghiệp, hơn một nửa số người được hỏi trong ngành bán lẻ, công nghệ cao và viễn thông mong đợi nhu cầu sẽ tăng lên. Giám đốc điều hành ngành bán lẻ cũng như những người hoạt động trong các dự án vốn và cơ sở hạ tầng tỏ ra lạc quan hơn về nhu cầu kể từ cuộc khảo sát tháng 4 năm 2020.
Khi được hỏi về nền kinh tế trong tương lai, những người được hỏi tỏ ra thận trọng nhưng ngày càng lạc quan hơn. 51% nói rằng nền kinh tế thế giới sẽ tốt hơn sau sáu tháng kể từ thời điểm hiện tại, một phần trong đó đã có sự tăng trưởng trong suốt năm 2020. Tương tự, một nửa số người được hỏi mong muốn các điều kiện của nền kinh tế trong nước sẽ được cải thiện; vào tháng Năm, 43% số người tham gia khảo sát đã đưa ra câu trả lời như vậy, tăng từ 36% trong tháng Tư và 26% trong tháng Ba. Ngoại trừ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ Latinh, các Giám đốc điều hành có một cái nhìn ổn định về triển vọng với những mong đợi nhiều cải tiến trong tháng 5.
Hơn nữa, tỷ lệ người được hỏi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn cầu và trong nước sẽ tăng trong sáu tháng tới đã tăng lên kể từ tháng Tư và tháng Năm.
Tháng 5 năm 2020
Niềm tin vào nền kinh tế đã được cải thiện kể từ tháng trước, theo khảo sát mới nhất với các Giám đốc điều hành toàn cầu về ảnh hưởng của COVID-19 lên nền kinh tế. Tuy nhiên, triển vọng ngắn hạn của họ vẫn được nhận định là tiêu cực.
Kể từ đầu tháng 4, một số lượng lớn các doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới đã bắt đầu mở cửa trở lại, mở ra một giai đoạn mới sau giai đoạn khó khăn do tình trạng coronavirus. Tương tự như vậy, kết quả từ Khảo sát toàn cầu của McKinsey mới nhất về nền kinh tế (được thực hiện từ ngày 4 tháng 5 đến ngày 8 tháng 5 năm 2020) cho thấy triển vọng đang được cải thiện. Các nhà điều hành bây giờ có cái nhìn tích cực hơn so với tháng 4 hoặc tháng 3 để mong đợi cải thiện điều kiện và tăng tốc độ tăng trưởng trong những tháng tới.
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành vẫn cho thấy sự tiêu cực trong kỳ vọng của họ đối với nền kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới nói chung, như cách đây một tháng. Và như kết quả cho thấy, con đường trở lại một nền kinh tế bình thường sẽ rất khác nhau giữa các khu vực và ngành công nghiệp. Các nhà điều hành ở Trung Quốc là những người lạc quan nhất về điều kiện kinh tế trong nước vào tháng Tư và vẫn duy trì trong tháng này: 75% mong đợi các điều kiện sẽ được cải thiện trong sáu tháng tới, tăng từ mức 63% trước đó. Một nửa trong số đó chia sẻ chỉ có 34% có cùng quan điểm như vậy đối với Châu Âu. Những người được hỏi cũng cho thấy những cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế của họ so với một tháng trước. Trong số tất cả các khu vực, người tham gia khảo sát ở Ấn Độ cho thấy sự thay đổi lớn nhất đối với triển vọng tích cực kể từ tháng trước.
Ở cấp độ công ty, những người được hỏi cho rằng nhu cầu tiêu dùng giảm sút là mối đe dọa đối với sự phát triển của tổ chức của họ. Nhưng những rủi ro khác cũng xuất hiện trong một số lĩnh vực nhất định. Những người được hỏi trong các dịch vụ tài chính, cho rằng thị trường tài chính đầy biến động là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của công ty. Và theo những người được hỏi, sự gián đoạn chuỗi cung ứng có rủi ro lớn trong một số ngành công nghiệp, cụ thể là dược phẩm, hóa chất, hàng tiêu dùng và đóng gói, ô tô và lắp ráp. Hơn nữa, khi chúng tôi thực hiện khảo sát nhân sự trong các ngành công nghiệp và sản xuất về sự gián đoạn chuỗi giá trị do coronavirus, chỉ 15% nói rằng COVID-19 đã không gây ra sự gián đoạn quan trọng đối với chuỗi giá trị của họ và 1/3 những người tham gia cho rằng sự gián đoạn hiện tại là điều tồi tệ nhất mà các công ty của họ từng trải qua.
Tháng 4 năm 2020
Trong cuộc khảo sát mới nhất, các giám đốc điều hành toàn cầu cho thấy một triển vọng ảm đạm hơn một tháng trước. Hai phần ba mong đợi một sự thu hẹp đáng kể trong nền kinh tế thế giới và một mức giảm kỷ lục trong dự đoán lợi nhuận của công ty.
Khi đại dịch COVID-19 lan nhanh tới khắp các khu vực địa lý, các giám đốc điều hành chia sẻ mối lo ngại ngày càng tăng về tác động kinh tế của nó và, thay đổi theo khu vực, thay đổi quan điểm của họ kể từ đầu tháng 3. Trả lời Khảo sát toàn cầu McKinsey mới nhất về nền kinh tế , được thực hiện từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 4, cho thấy tâm lý chung là tiêu cực hơn so với chỉ một tháng trước: ví dụ, hai phần ba số người được hỏi mong đợi sự chậm lại vừa phải hoặc đáng kể trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, suy thoái hoặc giảm sút. Đầu tháng 3, chỉ có 42% có quan điểm như vậy. Và 56% có chung ý kiến về sự tăng trưởng đối với nền kinh tế trong nước, tăng từ 24% so với một tháng trước.
Những người được hỏi về triển vọng chung cho các quốc gia của họ và nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi ít hơn trong tháng qua, mặc dù quan điểm của họ vẫn là sự suy giảm. Ít nhất sáu trong mười người tin rằng các điều kiện của nền kinh tế trong nước và trong nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới. Ở cấp độ công ty, triển vọng đặc biệt tiêu cực. Những người được hỏi gần như gấp đôi so với một tháng trước khi nói rằng lợi nhuận của các công ty của họ sẽ giảm trong vài tháng tới; ở mức 61%, đó là mức lớn nhất lựa chọn triển vọng tiêu cực về lợi nhuận kể từ khi bắt đầu đặt câu hỏi, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Mặc dù vậy, kết quả chỉ ra một số điểm sáng. Khi được hỏi về chín kịch bản tác động của đại dịch đối với GDP, đa số người được hỏi nói rằng bốn kịch bản tích cực hơn có khả năng sẽ diễn ra trong năm tới.
Đối với triển vọng của các nền kinh tế quốc gia, những người được hỏi ở Trung Quốc lạc quan hơn nhiều so với những nơi khác, thậm chí so với các đối tác của họ ở phần còn lại của Châu Á và tích cực hơn nhiều so với một tháng trước. Những người được hỏi ở Bắc Mỹ cũng có những mong đợi cải thiện trong những tháng tới, mặc dù số trường hợp COVID-19 của Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc hai tuần trước khi cuộc khảo sát diễn ra. Những người được hỏi ở Mỹ Latinh cho rằng nền kinh tế của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian gần, so với các khu vực khác, và tình cảm ở đó cũng như trong hầu hết các khu vực địa lý khác, đã trở nên tiêu cực hơn kể từ cuộc khảo sát trước đó.
Lược dịch theo McKinsey and Company