Tin tức

Trang chủ » » Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn Bitexco

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn Bitexco

28/04/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Tòa nhà cao nhất thành phố Hồ Chí Minh chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển bùng nổ của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Trên nóc nhà, lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang đưa mình theo gió.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, nhiều tòa nhà cổ kính do Pháp xây dựng hiện vẫn đang là biểu tượng của thành phố mang tên Bác. Bên ngoài Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các du khách đang tấp nập chụp ảnh với bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên nóc nhà, lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang đưa mình theo gió.

Nhưng bây giờ, những tòa nhà và di tích đó đang bị che phủ bởi những tòa cao ốc khắp thành phố mọc lên khắp thành phố. 

Tòa nhà cao nhất thành phố là Bitexco Financial Tower với 68 tầng và cao 262 mét. Tại đây chúng ta có thể tìm thấy mọi thứ, từ trụ sở của các công ty tài chính, trung tâm thương mại hay những quán ăn, cà phê. Chỉ 5 năm trước thôi, đây còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam, vậy mà giờ nó chỉ còn cao thứ 4 đất nước hình chữ S này.

Nhà kinh tế trưởng Rajiv Biswas của IHS Global Insight nhận định rằng sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng cho thấy sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ trong năm 2015 và nằm trong nhóm những nước có triển vọng tăng trưởng cao nhất thế giới, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường bất động sản tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài muốn mở rộng thương hiệu tại Việt nam, dẫn tới nhu cầu sử dụng khu văn phòng tại trung tâm thành phố được dự báo sẽ tăng cao. Qua đó, các dự án bất động sản lớn sẽ được khuyến khích phát triển và điều này cần thiết đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam.

Năm 2015, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7%. Trong khi sản lượng sản xuất tăng 9,9%, vốn FDI rót vào Việt Nam cũng tăng 12,5% lên mức 22,8 tỷ USD.

Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% dựa vào dòng vốn nước ngoài, các chính sách bảo hộ tăng trưởng và tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, sự bùng nổ nào cũng có cái giá của nó.

Tờ New York Times cho biết những công trình kiến trúc của Pháp, đa phần được xây dựng vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20, đang biến mất khỏi tầm mắt của người dân Sài Gòn bởi vấn đề quy hoạch diễn ra mạnh mẽ trong 5-7 năm trở lại đây.

Theo ông Rajiv Biswas , điều quan trọng đối với sự phát triển của các thành phố tại Việt Nam là thực hiện quy hoạch đô thị dài hạn nhưng vẫn phải bảo tồn được các di tích lịch sử. Khi đó, di sản văn hóa và ngành công nghiệp của Viêt Nam sẽ cùng được hưởng lợi.

Theo Forbes

  




Văn bản gốc