Tin tức doanh nghiệp

Trang chủ » » Tập đoàn VAS được vinh danh TOP 5 Doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam năm 2021

Tập đoàn VAS được vinh danh TOP 5 Doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam năm 2021

17/01/2022

Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn [Tập đoàn VAS] đã xuất sắc ghi danh thứ hạng 80 trong tổng thể, xếp hạng thứ 34 trong khu vực kinh tế tư nhân và xếp hạng thứ 5 trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam trong bảng xếp hạng VNR500.

Bảng xếp hạng VNR500 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam [Vietnam Report] phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế. Bảng xếp hạng ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định, vượt qua đại dịch.


 (Ảnh: Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021 | VNR500)

Gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Tập đoàn VAS gồm Hệ thống các Nhà máy luyện phôi, cán thép trải dài từ Bắc đến Nam với tổng công suất hằng năm đạt 4,45 triệu tấn phôi vuông; 2,55 triệu tấn thép xây dựng cùng hệ thống Cảng biển nước sâu, diện tích 33ha với 06 cầu cảng có năng lực xếp dỡ đạt 15 triệu tấn hàng hóa/mỗi năm.

 Hệ thống Nhà máy VAS được đầu tư trên dây chuyền công nghệ hiện đại của DANIELI, một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất sắt thép.


Ảnh: Toàn cảnh Nhà máy Thép VAS Nghi Sơn | Thanh Hoá

Cùng với tăng trưởng sản lượng, VAS luôn tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp quản trị hiện đại và tân tiến của thế giới vào hoạt động doanh nghiệp nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và quản trị hoạt động hướng đến chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu ở hiện tại và tương lai.

Theo đó, Tháng 7/2021, Tập đoàn VAS đã chính thức xuất khẩu lô hàng thép xây dựng thương mại đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, đặt dấu mốc quan trọng trong hành trình chinh phục thị trường Châu Á. Đến thời điểm hiện tại, VAS là thương hiệu thép thứ hai tại Việt Nam chinh phục thành công thị trường này.

Ngày 12/01/2022 vừa qua, Tập đoàn VAS đã tổ chức thành công Lễ khởi công Dự án Nhà máy Luyện Cán thép Nghi Sơn số 2 [NMLCT số 2] với tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng. Việc vận hành của NMLCT số 2, nâng công suất sản xuất VAS tăng thêm 3 triệu tấn phôi thép/năm, trong đó: 1,5 triệu tấn phôi thép/năm sẽ được sản xuất thành 1,5 triệu tấn thép cán/năm. Cùng với NMLCT số 1, Cảng Quốc Tế Nghi Sơn, NMLCT số 2 hoàn thành đi vào vận hành sẽ giải quyết công ăn việc làm cho trên 5.000 lao động tại khu kinh tế Nghi Sơn và đóng góp vào Ngân sách Tỉnh Thanh Hóa từ 3.000 đến 4.000 tỷ đồng mỗi năm.

Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, đây thật sự là những thành quả đáng tự hào minh chứng cho sự quyết tâm và kiên định của Tập đoàn đối với niềm tin và sự lựa chọn của mình .

Bên cạnh hệ thống Nhà máy, VAS tiếp tục mở rộng đầu tư hệ thống Cảng biển cùng khu hậu cần Cảng nhằm tạo hệ sinh thái hoàn chỉnh và tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. VAS xem đây là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, đồng thời khẳng định vị thế của Doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Dự án Cảng Quốc tế Nghi Sơn [VAS Port] do Tập đoàn VAS đầu tư từ năm 2015 đến nay, cơ sở hạ tầng đã được triển khai và hoàn thành trên diện tích 33 ha; 06 cầu cảng [số 1, 2, 2A, 3, 4, 5] đang được khai thác với tổng chiều dài 1.397m, có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp tải trọng đến 70.000 DWT, chở hàng container tải trọng đến 30.000 DWT, tàu chở hàng lỏng đến 70.000 DWT.

Ảnh: Cảng Quốc tế Nghi Sơn | Thanh Hóa

Đây cũng là Cảng biển đầu tiên tại khu vực Bắc Trung bộ triển khai dịch vụ tiếp nhận và khai thác tàu container quốc tế. Các tuyến tàu container mở đến Nghi Sơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ bởi đó là tiền đề quan trọng cho việc thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp tại khu vực đầy tiềm năng này. Sự kiện này đã làm địa danh Nghi Sơn và Cảng Quốc tế Nghi Sơn được biết đến rộng rãi trong cộng đồng thương mại quốc tế.

 

  




Văn bản gốc