Tin tức

Trang chủ » » Thị trường vận tải hàng hóa đi tìm sự cạnh tranh lành mạnh

Thị trường vận tải hàng hóa đi tìm sự cạnh tranh lành mạnh

31/05/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Theo VIFFAS, nguyên nhân làm chi phí VTHH ở VN cao là do sự cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp (DN), hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và chưa phù hợp, tính không đồng bộ của các phương tiện VTHH, và chưa có những quy chuẩn hóa về bao bì… Sự cạnh tranh không lành mạnh của thị trường VTHH VN đang làm cho chi phí VTHH tăng lên.

Thực trạng thị trường vận tải có thể phân thành 2 nhóm: 
Nhóm đầu tiên là chấp nhận vận chuyển quá tải, gom các mặt hàng không cùng nhóm được phép kết hợp vận chuyển nhằm giảm chi phí vận tải để cạnh tranh. Điều này thể hiện tính đặc thù của thị trường vận tải đi theo hướng giảm chi phí bằng cách lách luật để tồn tại, như: chở quá tải. Nhưng khi chở quá tải, tài xế phải chi nhiều phí không chính thức khác. Và để có phần bù đắp vào những chi phí không chính thức, tài xế phải tăng chuyến, tăng ca. Hậu quả là hàng loạt tai nạn giao thông thảm khốc xảy từ đầu năm đến nay có liên quan đến xe tải, xe container là minh chứng rất cụ thể. Và thậm chí lấy cắp hàng cũng là giải pháp để bù đắp, thực tế đã xảy ra nhiều vụ rút ruột xe tải, xe container…
Nhóm thứ hai là sẵn sàng chi trả chi phí thực (true cost) để đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn quy định về trọng tải, phân loại hàng hóa… trong vận tải, không ưu tiên chọn phương án tối ưu về chi phí mà không đáp ứng các chuẩn mực vận hành vận tải. Sự phân hóa thành hai nhóm cho thấy thị trường VTHH VN cạnh tranh không lành mạnh.

Việc một số DN, hoặc một số cá nhân tự tăng giá theo mùa cao điểm và sẵn sàng chở quá tải không kiểm soát, chấp nhận đại hạ giá để dành khách trong mùa thấp điểm, khiến DN tự lo thuê vận tải phân phối hàng hóa có thể gặp rủi ro bất kỳ lúc nào. Sự phát triển của hệ thống cơ sở giao thông đường bộ VN không đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội, sự bùng nổ của ngành VTHH. Tại các trung tâm, thành phố lớn thường xuyên xảy ra nạn kẹt xe, và các phương tiện VTHH chỉ được lưu thông vào những giờ cố định. DN sẽ tốn thêm chi phí vận tải và bị động về thời gian, kéo theo những lô hàng có thể giao không đúng hợp đồng, làm nảy sinh thêm hàng hoạt chi phí.

Bà Lương Phạm Tuyết, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH dịch vụ, giao nhận, vận tải và thương mại Công Thành cho biết: “Làm nghề vận tải áp lực rất lớn, nhất là làm sao phải giao hàng đúng thời gian và đảm bảo đủ hàng (OTIF – On time in full). Vấn nạn kẹt xe, kẹt cảng, làm cho chúng tôi nhiều lúc như ngồi trên đống lửa. Nhiều trường hợp, để đảm bảo thời gian, chúng tôi phải gửi hàng bằng đường hàng không thay vì vận chuyển bằng đường biển. Những trường hợp đó, lỗ là chắc, nhưng vẫn phải làm để giữ chữ tín với khách hàng”. Việc xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển, nhưng không xây dựng các hệ thống giao thông có năng lực kết nối cao cũng làm tăng chi phí VTHH.

 

 

  




Văn bản gốc