Thủ tướng Anh đấu tranh để kiểm soát mức lương của các ông chủ doanh nghiệp
Kế hoạch của Thủ tướng Theresa May khi cho cổ đông nhiều quyền lực hơn để kiềm soát mức lương của các giám đốc điều hành hàng đầu có thể không được tán thành bởi một số nhà đầu tư lớn, và một số nhà phân tích ngành công nghiệp nói rằng họ có thể bị ảnh hưởng rất ít.
Hiện nay, BP và WPP là hai trong số nhiều doanh nghiệp lớn đối mặt với những cuộc tranh cãi căng thẳng tại cuộc họp các cổ đông trong năm nay. Cũng chính sự tức giận trong việc bất bình đẳng đó đã thuyết phục người Anh bỏ phiếu để rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng Sáu.
Bà May đã cam kết sẽ cải tổ toàn diện việc điều hành doanh nghiệp, trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách thu nhập, khi những “ông chủ” được trả cao hơn gấp hơn 140 lần so với mức nhân viên nhận được.
Bà đã cam kết sẽ buộc doanh nghiệp phải công bố số liệu cho thấy sự khác biệt giữa tiền lương trung bình của công nhân và các giám đốc điều hành. Bà cũng muốn người lao động có mặt trong các ủy ban giám sát để xem các nhà lãnh đạo được trả lương như thế nào.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đề xuất trao thêm quyền cho các cổ đông nhằm phủ quyết việc chi trả cho ban giám đốc của bà May sẽ không nhận được sự ủng hộ của tất cả các thành phần trong ngành công nghiệp, để có được sức ảnh hưởng như mong muốn.
"Những nhà quản lý quỹ sẽ là quá sợ rằng ngọn đuốc minh bạch tỏa sáng trên phòng họp sẽ làm sáng tỏ mức lương thiếu hợp lí của họ," Gina Miller, một đối tác quản lý đầu tư của SCM Direct, và một nhà vận động trong thời gian dài để tạo nên giá trị tốt hơn trong quản lý quỹ Vương quốc Anh.
Các nhà đầu tư đã có quyền ngăn chặn các chính sách trả lương dài hạn, thường đưa đến một cuộc bỏ phiếu ba năm một lần, nhưng kinh nghiệm cho thấy có khả năng hành động không nhất thiết dẫn đến nhiều lá phiếu chống lại một công ty hơn.
ISS Corporate Solutions, một đơn vị của Institutional Shareholder Services, là những người theo dõi số phiếu, cho biết trong số 134 phiếu của các cổ đông trong 100 doanh nghiệp FTSE trong năm năm qua, tất cả đã ủng hộ các chính sách trả lương của công ty.
Trong số những lá phiếu, nhà đầu tư ISS đã đề nghị phản đối công ty tám lần và ngăn cản ba lần. Trên khắp chỉ số FTSE All-Share so với cùng kỳ, 766 phiếu đã được hoàn thành, và chỉ thiếu đúng một lá phiếu để điều này được phê duyệt- cho thấy các nhà quản lý quỹ không gặp rắc rối bởi vấn đề lương bổng.
Thời điểm để trở nên tham vọng
Nhưng đối với Stefan Stern, người đứng đầu High Pay Centre, một tổ chức độc lập mà đã báo cáo một sự gia tăng 10% của lương giám đốc điều hành "đến 5,5 triệu bảng năm ngoái, thì một cuộc bỏ phiếu hàng năm sẽ vẫn giữ cho vấn đề tồn tại trong chương trình nghị sự:
"Chúng tôi vẫn đang trong cảnh giới của chủ nghĩa tượng trưng, trong một nghĩa nào đó, nhưng mang nhiều ý nghĩa vì điều này xảy ra mỗi năm ... đó là một thời điểm thuận lợi để thử một cái gì đó đầy tham vọng."
Các ông chủ trả lương cao nhất trong năm 2015 là Martin Sorrell WPP, với 70,4 triệu bảng Anh, Tony Pidgeley Berkeley Group, với 23,3 triệu bảng Anh, và Rakesh Kapoor Reckitt Benckiser, với 23,2 triệu bảng, báo cáo cho biết.
Một phần của vấn đề là nhiều nhà quản lý tài sản không có đội ngũ quản trị đủ lớn để bỏ phiếu về vấn đề lương bổng ở tất cả các công ty mà họ đầu tư.
Nhiều nhà quản lý thuê các chuyên gia bên ngoài, thích tập trung vào cổ phần lớn nhất của họ hoặc các vấn đề môi trường và xã hội khác mà họ cảm thấy ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư.
Mặc dù BlackRock có một đội ngũ tương đối lớn, nhưng cũng với chỉ hơn 20 nhân viên quản trị và quản lý của công ty trên toàn cầu, nhưng hầu hết các đối thủ khác có ít hơn con số này.
Và nếu các nhà quản lý quỹ được yêu cầu để đánh giá chính sách tiền lương mỗi năm thay vì ba năm một lần, họ có thể bị buộc phải đầu tư vào đội quản lý lớn hơn tại một thời điểm khi chi phí tăng cao và nhà đầu tư muốn phí quỹ thấp hơn.
"Những điều tôi nghe trong thời gian qua một lần nữa là" chúng ta đang căng ra "," Oliver Parry, người đứng đầu bộ phân quản trị doanh nghiệp tại Institute of Directors, nói. Các nhà quản lý tài sản sẽ cần nhiều hơn các nguồn lực để tạo ra thành công từ bất kỳ thay đổi nào được thực hiện từ bà May, ông nói.
Kế hoạch của bà May tiết lộ tỷ lệ tiền lương giữa ông chủ và nhân viên của họ và mang lại cho nhân viên quyền được kiểm soát việc trả lương của các ông chủ.
Cơ quan chức Hoa Kỳ nói rằng các công ty phải tiết lộ các khoảng cách tiền lương giữa nhân viên và ông chủ bắt đầu từ năm tới, trong khi đó quy định về đại diện người lao động mượn ý tưởng rất nhiều từ Đức, nơi Hội đồng công nhân có thể sử dụng sức mạnh thực sự trên chiến lược của công ty.
Bà May vẫn chưa đưa ra kế hoạch của mình để cho nhân viên hoặc người tiêu dùng quyền được ở trong hội đồng quản trị, nhưng Parry của IOD cho biết chưa rõ hiệu quả của nó sẽ như thế nào.
"Không có bất kỳ bằng chứng cho thấy người lao động thực sự có tác động trực tiếp", ông nói thêm rằng nó có thể khiến những người không phải giám đốc không điều hành "suy nghĩ hai lần" về số tiền họ mà họ đưa ra.
Thu Thủy
Lược dịch theo Reuters