Tin tức

Trang chủ » » Thương mại điện tử Việt Nam - chính sách chưa theo kịp tăng trưởng

Thương mại điện tử Việt Nam - chính sách chưa theo kịp tăng trưởng

05/07/2019

Chuyên mục: Tin tức In trang

Báo cáo Viện trợ thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết: "Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất. Trớ trêu thay, hầu hết chính sách với ngành này còn hạn chế".

Theo báo cáo, Việt Nam là một quốc gia tương đối vững vàng trước các cú sốc thương mại trong khu vực. Khi thương mại toàn cầu gặp phải các biến động lớn, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam không bị tác động quá nhiều. Singapore, Lào, Philippines, Campuchia và Myanmar chịu ảnh hưởng tương đối lớn và Brunei thì đặc biệt chao đảo nếu như thương mại toàn cầu thiếu ổn tính ổn. Hầu hết các quốc gia (trừ Brunei) đều có xu hướng thay đổi chính sách điều tiết để giảm bớt mức độ tác động của thị trường thế giới vào nền kinh tế nội địa.

Nhiều nền kinh tế châu Á đã thực hiện các cải cách cho phép đệ trình và xử lý thông tin điện tử để đáp ứng kịp thời các yêu cầu hải quan, giúp hoạt động thương mại quốc tế vận hành dễ dàng hơn. Việt Nam đã triển khai hệ thống thông quan điện tử VNACCS, sau hơn 4 năm , lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế là khá rõ ràng. 

Việt Nam đứng thứ 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong xếp hạng các quốc gia nhận viện trợ về thương mại. Trung bình trong giai đoạn 2006-2017, mỗi năm Việt Nam nhận gần 2 tỷ USD, đứng thứ hai sau Ấn Độ. Trong đó, 52,2% là vốn ODA.

Thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ​​ở Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và quá trình chuyển đổi số.

ADB đánh giá: Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất. Trớ trêu thay, hầu hết chính sách với ngành này còn hạn chế. Việt Nam hiện vẫn đang áp dụng các biện pháp chính sách còn hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và di chuyển dữ liệu, yêu cầu đăng ký và cấp phép kinh doanh nghiêm ngặt.

Báo cáo cũng cung cấp thêm thông tin, 61,8% phụ nữ Việt Nam được tuyển dụng ngoài khu vực chính thực và 71,4% tuyển dụng phi chính thức. Nhóm nghiên cứu của ABD nhận xét, ở Việt Nam, các công ty do phụ nữ điều hành dường như hoạt động tốt hơn những công ty do nam giới điều hành, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Có 31,3% lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam là nữ, tỷ lệ này cao hơn nhiều các quốc gia châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng và đứng đầu trong nhóm được đang phát triển.

Dữ liệu từ Báo cáo giám sát Doanh nhân Toàn cầu 2019 cũng cho thấy sự thu hẹp khoảng cách giới trong tổng số hoạt động khởi nghiệp. Tỷ lệ startup có lãnh đạo nữ đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Đáng chú ý, tại Philippines, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan, phụ nữ khởi nghiệp thậm chí còn nhiều hơn nam giới.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ
  




Văn bản gốc