Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020
Ngày 16/12/2020, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020.
Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 11-12/2020.
Danh sách 1: Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2020, tháng 12/2020
Danh sách 2: Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020, tháng 12/2020
Trước “cơn sóng dữ”
Ngành du lịch
Trong những thập kỷ qua, ngành Du lịch liên tục tăng trưởng và trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Theo Hội đồng Lữ hành & Du lịch Thế giới (WTTC), lĩnh vực này đã chứng kiến mức tăng trưởng 59% trong thập kỷ về lượng khách du lịch quốc tế từ 1,5 tỷ năm 2019 so với 880 triệu năm 2009. Du lịch cũng là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trên toàn cầu, ngành Du lịch đã đóng góp tới 8,9 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu năm 2019, tương đương với mức đóng góp 10,3% và 330 triệu việc làm.
Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với nhiều tiềm năng, đa dạng và phong phú. Năm 2019 là năm thành công của ngành Du lịch với mức tăng trưởng thần kỳ, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018, được xếp hạng 7/10 quốc gia tăng trưởng về du lịch cao nhất. Bên cạnh đó, ngành Du lịch Việt Nam được vinh danh với nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu danh giá, năng lực cạnh tranh tiếp tục cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tốc độ tăng trưởng cao của ngành Du lịch trong thời gian qua, phần lớn do các yếu tố như thu nhập khả dụng của người dân tăng, sự phát triển của ngành vận tải hành khách với các hãng hàng không giá rẻ, việc di chuyển cũng được dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ dựa trên internet và việc nới lỏng các quy định về thị thực.
Ngành Vận tải hành khách
Là một ngành kinh tế trọng điểm, giao thông vận tải đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Bên cạnh đó, trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu đi lại của con người có tần suất ngày càng lớn, các dịch vụ vận tải hành khách từ đó cũng phát triển nhanh chóng, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy tới đường hàng không. Thống kê cho thấy, số lượt hành khách vận chuyển trong giai đoạn 1995-2019 không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 10%/năm.
Tuy nhiên, bức tranh tổng thể ngành vận tải hành khách cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa các loại hình vận tải. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 2 con số, trung bình đạt 15,8%/năm. Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ trọng vận tải hành khách qua đường hàng không tăng gấp
hơn 2 lần từ mức 0,5% trong năm 2009 lên mức 1,2% trong năm 2019. Đối với vận tải hành khách đường bộ, đây là hình thức vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 93% trong năm 2019), tăng đều trong vòng 10 năm qua với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm. Nhu cầu vận tải đường bộ gia tăng kéo theo số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh chóng. Theo Tổng cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng ô tô lưu hành trong nước đã tăng gấp 1,4 lần trong vòng 3 năm qua, từ 2,8 triệu xe trong tháng 9/2017 lên tới 3,9 triệu xe trong tháng 9/2020. Theo quy hoạch, năm 2020, TP. Hồ Chí Minh có khoảng 15.000 xe taxi. Tuy nhiên, tính cả taxi truyền thống và taxi công nghệ thì con số thực tế đã cao hơn gấp 3 lần, điều này đã gây áp lực không nhỏ cho hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Trong khi đó, những loại hình vận tải hành khách có hạ tầng riêng biệt như đường sắt và đường thủy có xu hướng suy giảm với tỷ trọng năm 2019 chỉ đạt 0,2% và 5,1% trong khi năm 1995 ở mức 1,6% và 19,8%.
Hình 1 : Tổng số lượt hành khách vận chuyển và tỷ trọng phân theo loại hình vận tải giai đoạn 1995- 2020* (Đơn vị: Triệu lượt người)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
“Lao đao” trong dịch
Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lịch sử đã bị dừng lại vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu. Khi các yêu cầu hạn chế đi lại được thực hiện, ngành Du lịch và Vận tải hành khách đã trở thành những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất kể từ khi COVID-19 xuất hiện. OECD hiện ước tính du lịch quốc tế sẽ giảm khoảng 80% vào năm 2020. Điều này phù hợp với dự đoán gần đây của các tổ chức khác. Ước tính của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc
(UNWTO) trong sáu tháng đầu năm, mức giảm doanh thu của ngành du lịch gấp năm lần mức ghi nhận vào năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. UNWTO xây dựng 3 kịch bản với độ suy giảm của du lịch quốc tế tương ứng 58%, 70% và 78%. Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch thế giới đi theo kịch bản 2 là suy giảm khoảng 70%, thiệt hại từ du lịch quốc tế (xuất khẩu) toàn cầu ước khoảng 1.000 tỷ USD với lượng khách quốc tế toàn cầu sẽ giảm 1 tỷ lượt người và kéo theo 100-120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành du lịch có thể mất đi.
Việt Nam đã dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020 cho đến nay và chỉ còn hoạt động du lịch nội địa. Theo dự báo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm 2020, đại dịch COVID-19 sẽ làm khách quốc tế đến Việt Nam giảm ít nhất 70% so với năm 2019; khách nội địa giảm 50%; khách đi nước ngoài giảm 85%, doanh thu (inbound và nội địa) giảm trên 61%; ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỷ USD. Khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp du lịch chỉ ra bên cạnh những thách thức đã có từ lâu của ngành du lịch Việt Nam như: Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ; Chất lượng sản phẩm dịch vụ và chương trình quảng bá chưa có nhiều đột phá, nổi bật; Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản còn thấp, thiếu tính chuyên nghiệp. Một thách thức mà các doanh nghiệp du lịch đang phải đối mặt đó là nhu cầu du lịch sụt giảm. Vietnam Report cũng tiến hành khảo sát về hành vi của khách du lịch sau khi có đại dịch COVID-19, kết quả chỉ ra: chỉ có gần 6% (bao gồm đồng ý và rất đồng ý) người được hỏi cho biết họ sẽ đi du lịch nhiều hơn; 24,8% người lựa chọn sẽ đi du lịch giống như trước khi có dịch bùng phát và có đến trên 67,3% người nhận định họ đi du lịch ít hơn.
Hình 2: Đánh giá mức độ đi du lịch sau khi có đại dịch COVID-19
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát khách du lịch tháng 11-12/2020
Sự sụt giảm trong nhu cầu của khách du lịch dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có đủ thu nhập để duy trì hoạt động kinh doanh, chi trả cố định, chi trả lương nhân viên và các phúc lợi khác. Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Việt Nam dừng hoạt động và 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng trong 6 tháng đầu năm 2020. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report đã thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19 bằng cách tối ưu hóa chi phí vận hành, cắt giảm chi phí, thực hiện giờ làm việc linh hoạt cho nhân viên, cho nhân viên nghỉ làm tạm thời, thậm chí có doanh nghiệp huy động nhân viên làm việc khác để có thêm thu nhập.
Dữ liệu của thống kê đã ghi nhận, tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 58,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%). Tỷ lệ người đi du lịch giảm, cùng với nhiều tour, tuyến du lịch bị hủy đã ảnh hưởng đến các ngành liên quan như vận chuyển, lưu trú, thực phẩm, bán lẻ... Lượng hành khách vận chuyển của ngành Vận tải hành khách trong 11 tháng chỉ đạt 3.216 triệu lượt người, tương đương 70,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tình trạng sụt giảm hành khách xảy ra đối với tất cả các loại hình vận tải, trong đó vận tải hàng không có mức sụt giảm nhiều nhất. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), COVID-19 được cho là cú sốc lớn nhất đối với vận tải hàng không kể từ Thế chiến thứ 2, gây ra mức suy giảm kỷ lục về lượng hành khách luân chuyển toàn cầu (66%), ước tính thiệt hại gần 118,5 tỷ USD trong năm 2020 và 38,7 tỷ USD trong năm 2021. Lượng hành khách sụt giảm 60,5%, doanh thu giảm còn 191 tỷ USD, chưa bằng 1/3 so với doanh thu năm 2019.
Hình 3: Lượng hành khách luân chuyển hàng năm qua đường hàng không trên toàn thế giới
Nguồn: IATA, tháng 11/2020
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của COVID-19, nhưng tại Việt Nam, hàng không cũng là lĩnh vực phục hồi nhanh nhất sau khi dịch bệnh được kiểm soát vào cuối tháng 4. Mặc dù thị trường quốc tế vẫn đóng cửa, tăng trưởng nhanh từ thị trường nội địa giai đoạn tháng 5 đến cuối tháng 7 do trùng với cao điểm du lịch hè đã khiến các hãng có dòng tiền luân chuyển trở lại. Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, trong mười tháng đầu 2020, lượng hành khách thông qua cảng hàng không đạt 52,8 triệu lượt khách, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 7,1 triệu lượt khách, giảm 79,4% so với cùng kỳ năm 2019, khách nội địa đạt 45,7 triệu lượt khách, giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh vận tải hàng không, vận tải đường bộ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Nghiên cứu mới của Hiệp hội Vận tải đường bộ quốc tế (IRU) chỉ ra rằng hơn 3,5 triệu hãng vận vải đường bộ đang đối mặt với những tổn thất tài chính chưa từng có trong năm nay do hạn chế giao thông và suy giảm kinh tế toàn cầu dưới tác động của đại dịch. Các công ty vận tải hành khách tại Châu Âu dự kiến mất khoảng 81 tỷ EUR, tương đương 57% mức doanh thu trung bình, trong đó, các công ty vận tải du lịch và xe khách liên tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất (tương ứng giảm 82% và 70%), tiếp theo đó là các hãng taxi và xe buýt đô thị (-60% và -42%).
Theo nghiên cứu của SCI Verkehr, ngành đường sắt là thị trường tăng trưởng bất chấp đại dịch COVID-19 (2,2%). Trong đó, vận tải hàng hóa hoạt động tạo ra lực đẩy tăng trưởng, trái lại, số lượng hành khách dự kiến sẽ giảm gần 35% do các quy định về du lịch và giãn cách xã hội. Tại Việt Nam, hoạt động vận tải đường sắt vốn đã suy giảm từ trước đại dịch, nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Số lượt hành khách vận tải bằng đường sắt trong 11 tháng đầu năm chỉ đạt 3,4 triệu lượt người, chiếm 0,1% tổng lượt hành khách vận chuyển, tương đương 45% cùng kỳ năm trước.
Triển vọng ngành Du lịch và Vận tải hành khách
UNWTO dự đoán việc phục hồi của ngành Du lịch về mức trước khủng hoảng dự kiến sẽ mất tới 4 năm. Du lịch nội địa đang tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết để giúp duy trì nhiều điểm đến và doanh nghiệp du lịch, và sẽ tiếp tục là động lực phục hồi chính trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi các hoạt động du lịch trong nước đã có một số khởi sắc, một phần do ảnh hưởng các hạn chế đi lại quốc tế và hành vi của khách du lịch thay đổi, người dân sẽ khó khăn trong việc sắp xếp được thời gian và tài chính để đi du lịch, mức du lịch nội địa vẫn sẽ giảm mạnh so với trước khi có đại dịch trong năm 2020 và 2021. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp du lịch cũng gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường nội địa, kết nối với các nhà cung cấp trong nước, bởi trước khi có dịch các doanh nghiệp này chỉ chuyên phục vụ thị trường inbound và outbound. 60% doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, doanh nghiệp sẽ cần từ 13 đến 18 tháng để phục hồi và cũng có đến 20% doanh nghiệp chỉ cần từ 7 đến 12 tháng để có thể phục hồi tình hình kinh doanh như trước.
Đối với ngành Vận tải hành khách, IATA dự báo tình hình năm 2021 sẽ cải thiện so với năm 2020, đặc biệt vào nửa cuối năm 2021. Việc các hãng hàng không cắt giảm chi phí cùng với nhu cầu gia tăng trong năm 2021 (do mở cửa trở lại biên giới và thử nghiệm và/hoặc sự sẵn có phổ biến của vắc xin) được kỳ vọng sẽ đưa dòng tiền dương trở lại vào quý 4 năm 2021. Trên thực tế, các hãng hàng không đã có dấu hiệu phục hồi vào đầu quý 4/2020 mặc dù sự phục hồi này còn khá yếu ớt. Tuy nhiên, phục hồi kinh tế chủ yếu thúc đẩy vận tải hàng hóa qua đường hàng không chứ không phải vận tải hành khách. Hành khách quốc tế thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong số hành khách nội địa do đó tình hình các chuyến bay quốc tế chậm phục hồi cũng ảnh hưởng đến việc phục hồi lượng hành khách nội địa. Thêm vào đó, những nỗ lực kích cầu bằng việc đưa ra các chính sách ưu đãi của các hãng hàng không cũng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào tâm lý hành khách nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Tóm lại, không chỉ riêng vận tải hàng không mà hoạt động vận tải hành khách nói chung sẽ cần từ 3-5 năm để có thể phục hồi như trước đại dịch.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào khía cạnh tích cực, có thể thấy COVID-19 đã khiến văn hóa di chuyển của nhiều người thay đổi theo hướng văn minh hơn, bản thân các đơn vị vận tải hành khách cũng có ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ để tái lập hình ảnh trong thời kỳ bình thường mới. Nói cách khác, “thời thế tạo anh hùng”, đại dịch càng làm nổi bật những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp vận tải hành khách – những doanh nghiệp không những đã tồn tại, vượt qua khó khăn để vươn lên sẵn sàng cho một thời kỳ bình thường mới.
Xu hướng của ngành Du lịch và Vận tải hành khách trong thời kỳ bình thường mới
Theo tổng hợp của Vietnam Report, ba xu hướng lớn đã diễn ra trong đại dịch và được dự báo có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn sau với ngành Du lịch và Vận tải hành khách.
Ngành Du lịch
An toàn được đặt lên hàng đầu
Đại dịch đang và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành du lịch trong nhiều năm tới - sở thích du lịch, mô hình du lịch và hành vi cá nhân. Vì vậy, ngành du lịch phải có sự thay đổi để thích ứng với xu hướng mới, trong đó vấn đề an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Kết quả khảo sát của Vietnam Report với khách du lịch về yếu tố nào có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đi du lịch của họ cho thấy khả năng kiểm soát đại dịch COVID-19 của Chính phủ, an toàn và an ninh của điểm đến là hai yếu tố được nhiều người chú trọng nhất, tiếp theo mới là chi phí chuyến du lịch.
Hình 4: Đánh giá yếu tố được xem xét khi lựa chọn một địa điểm du lịch
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát khách du lịch tháng 11-12/2020
Để đảm bảo tính an toàn, giảm thiểu tiếp xúc với người lạ, một xu hướng sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới đó là nhiều người sẽ chọn đi du lịch theo nhóm nhỏ cùng gia đình hoặc giữa những người bạn bè quen biết, nắm bắt rõ ràng tình trạng sức khỏe của nhau hơn là theo các nhóm đông như trước đây. Khi được hỏi về việc sẽ đi cùng ai trong chuyến du lịch sắp tới, Vietnam Report ghi nhận có 58,4% người trả lời khảo sát lựa chọn đi du lịch cùng gia đình; 24,8% lựa chọn đi cùng bạn bè, còn lại là các đối tượng khác. Ngoài ra, nhu cầu đi du lịch tự túc cũng chiếm tới 67%, đi tour trọn gói qua các doanh
nghiệp du lịch chiếm gần 23%, mua tour từng phần của dịch vụ du lịch chỉ chiếm khoảng 10%.
Tình trạng dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia thực hiện đóng cửa biên giới, cùng với các quy định về thời gian cách ly và hạn chế du lịch sẽ tiếp tục tạo rào cản cho hoạt động của ngành du lịch. Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra có 82,2% người lựa chọn đi du lịch trong nước; 13,8% người được hỏi lựa chọn đi du lịch ở các địa điểm trong và gần tỉnh/thành phố gần nơi ở và chỉ có 4% dự định đi du lịch ở nước ngoài trong thời gian tới. Trước xu hướng này, hầu hết các hãng du lịch đều chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa với những tour du lịch ngắn ngày và nhiều chương trình khuyến mãi đã được tung ra nhằm thu hút khách du lịch trong nước. Sức khỏe và an toàn chỉ là một số xu hướng du lịch cần lưu ý khi đặt phòng cho kỳ nghỉ tiếp theo của khách du lịch. Đại dịch COVID-19 cho chúng ta những kinh nghiệm và bài học để chuẩn bị tốt cho bất cứ điều gì xảy ra. Mỗi người cần phải thích nghi và cởi mở, đặc biệt là khi đi du lịch.
Xu hướng du lịch bền vững
Biến đổi khí hậu đang là một chủ đề nóng trên toàn thế giới, và các du khách hiện cũng mong muốn có trách nhiệm xã hội hơn và bền vững hơn cho hành tinh sống của mình. Khách du lịch sẽ nghĩ đến các kỳ nghỉ bảo tồn, các chuyến đi tình nguyện và các kỳ nghỉ thân thiện với môi trường khi đặt chỗ nghỉ ngơi vào năm 2021. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng đang tìm cách có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, bằng cách giảm thiểu chất thải, giảm lượng khí thải carbon và đóng góp vào nền kinh tế chia sẻ. Hiện nay, một số công ty du lịch Việt Nam đã thiết kế các tour như làm vệ sinh môi trường, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, chạy marathon… và nhận được những tín hiệu tích cực từ khách du lịch trong và ngoài nước.
Chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong du lịch
Đại dịch COVID-19 tạo một cú hích chuyển đổi số mạnh mẽ hơn đến mọi ngành nghề và ngành du lịch cũng nằm trong xu hướng đó. Trước sự thay đổi trong hành vi của khách du lịch khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 cũng như để đáp ứng những nhu cầu mới của khách du lịch, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp du lịch là sự cấp thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, về sản phẩm và dịch vụ, việc quản trị dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu một cách khoa học. Trong khảo sát của Vietnam Report có khoảng 80% doanh nghiệp du lịch sử dụng dữ liệu lớn (big data) và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng; 60% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ dựa trên đám mây (cloud); trên 20% doanh nghiệp sử dụng báo cáo thông minh (BI-Business Intelligence), Internet vạn vật kết nối (IoT), và trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhiều doanh nghiệp du lịch đã triển khai các ứng dụng kỹ thuật số để thực hiện marketing, quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Thông qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận, chăm sóc được nhiều khách hàng hơn, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng mở ra những cách thức mới, có tính sáng tạo cao trong việc cung cấp dịch vụ du lịch và nâng cao trải nghiệm của du khách. Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR/VR) đã xuất hiện được một thời gian, cho phép hiển thị các đối tượng ảo trong thế giới thực, hứa hẹn trở thành xu hướng chủ đạo vào năm 2021. Tương tự như cách mà các công ty môi giới bất động sản đang bắt đầu sử dụng VR và AR cho các hướng dẫn ảo về nhà ở, khách sạn, phương tiện giao thông và các công ty du lịch cũng sẽ sử dụng công nghệ này để cung cấp cho khách du lịch các trải nghiệm mà họ cung cấp.
Ngành Vận tải hành khách
Mô hình phát triển vận tải hiện đã thay đổi, dịch chuyển trọng tâm từ “cung” sang “cầu”
Trong khi hoạt động vận tải hành khách bị đóng băng do đại dịch COVID-19, hoạt động vận tải hàng hóa vẫn tiếp diễn qua đường hàng không, tàu thủy và xe tải giúp các nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển và cung cấp các nhu yếu phẩm. Trên các tuyến đường cao tốc, không phải là hàng dài những chiếc xe ô tô nối đuôi nhau mà là từng dòng xe tải tấp nập đi lại. Các chuyến xe ô tô đến các trung tâm thành phố và trung tâm mua sắm đông đúc đã được thay thế bằng sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nơi. Những thùng hàng nhét giữa ghế của máy bay chở khách đã thay thế khách du lịch và những người đi hội nghị bay đến những vùng đất xa xôi. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy mô hình phát triển vận tải đã dịch chuyển trọng tâm từ “cung” sang “cầu”. Qua đây, các đơn vị vận tải hành khách hiểu rõ rằng đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng chính là động lực phát triển của mình. Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra rằng, đầu tư cho công tác nghiên cứu, đổi mới toàn diện mô hình kinh doanh theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm nằm trong Top 3 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh bình thường mới. Thêm vào đó, xu hướng “làm việc tại nhà” hình thành từ COVID-19 kéo theo nhu cầu di chuyển giảm xuống cũng là một nhân tố mà các doanh nghiệp cần cân nhắc trong xây dựng chiến lược kinh doanh.
Tích hợp sâu giữa vận tải hành khách và hàng hóa sẽ đảm bảo hệ thống linh hoạt toàn diện, tăng cường sức chịu đựng và tính bền vững sau COVID-19
Đại dịch tạo ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong vận chuyển hàng hóa và thế giới đã chứng kiến hậu quả của những điểm yếu trong chuỗi cung ứng: sự chậm trễ và kệ hàng trống rỗng. Các bệnh viện không thể có được nguồn cung cấp cần thiết và các cửa hàng tạp hóa phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm và các nguồn cung cấp khác chưa từng thấy. Nhu cầu vận tải hàng hóa có thể sẽ sụt giảm giai đoạn hậu COVID-19 nhưng có một điều chắc chắc là sự cân bằng giữa hành khách và hàng hóa đã thay đổi. Cuộc khủng hoảng đã tạo ra bước ngoặt thay đổi cho hoạt động vận tải khi xem xét một cách tiếp cận mới có tính đến cả vận tải hành khách và hàng hóa. Cách tiếp cận như vậy có thể thúc đẩy các nguồn lực hướng tới việc xây dựng một hệ thống hiệu quả đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra.
Sự tích hợp yêu cầu một cái nhìn hoàn toàn mới về quy hoạch thành phố và năng lực cơ sở hạ tầng cũng như các mối quan hệ hợp tác mới
Việc quy hoạch thành phố thường chỉ xem xét hành khách trong việc phân bổ đường sá và không gian xây dựng, từ đó hình thành “đô thị chiến thuật”, tức là cho phép sử dụng các biện pháp can thiệp ngắn hạn, chi phí thấp và có thể mở rộng đối với cơ sở hạ tầng đường phố hiện có. Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở các khu đô thị, cũng như làm cho hệ thống giao thông hoạt động tốt. Tuy nhiên, quy hoạch thành phố như vậy thường không bao gồm hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa nội đô và chưa tính đến tác động của thương mại điện tử. Theo Digital Commerce 360, 1/4 dân số thế giới mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử sẽ tăng 17,9% mỗi năm, chiếm khoảng 20% thị phần bán lẻ toàn cầu vào năm 2023. Sự phát triển này sẽ thúc đẩy nhu cầu giao hàng tận nơi, dự kiến sẽ tăng trưởng 78% trên toàn cầu vào năm 2030 theo nghiên cứu của McKinsey và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trước những thay đổi này, các nhà quy hoạch thành phố cần bổ sung không gian lưu trữ và vận chuyển hàng hóa để tránh gây hại cho toàn bộ hệ thống, dẫn đến ùn tắc giao thông, đỗ xe ở làn thứ hai, sử dụng vỉa hè làm trung tâm phân phối thay thế… Thêm vào đó, tại một số quốc gia, việc tính toán năng lực cơ sở hạ tầng dùng cho các hoạt động logistics thường bị bỏ qua. Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu cho giao thông có thể lên tới 94 nghìn tỷ USD vào năm 2040 (theo giá năm 2015). Sự phụ thuộc ngày càng tăng của xã hội vào giao hàng cũng là cơ hội để tăng cường đầu tư vào: cơ sở hạ tầng đô thị và đường sắt; cảng cạn, trung tâm chuyển tải và cập cảng; tính kết nối giữa các cảng...
Để có thể đón đầu những xu hướng trên, đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược. Đây cũng là nhận định khách quan về tác động của đại dịch mà phần lớn doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report chia sẻ. Thay vì chỉ tập trung riêng vào vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa, không chỉ doanh nghiệp mà các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc để xác định các chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn năng lượng phù hợp. Sự thay đổi này cũng sẽ tạo ra sự hợp tác mới giữa các tổ chức, đơn vị khác nhau chưa từng cộng tác trước đây. Ví dụ, các tổ chức phi chính phủ có thể tự làm việc với các tổ chức tài chính, hoặc các nhà quy hoạch thành phố có thể tham khảo ý kiến đóng góp từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra là một cơ hội để các quốc gia đánh giá lại một cách tổng thể hệ thống vận tải của mình. Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng của các chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư và xã hội trong việc hợp tác và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ cho các vấn đề chung. Trong tương lai rất cần duy trì sự hợp tác như vậy để tạo ra các hệ thống vận tải linh hoạt hơn có thể chống lại các cuộc khủng hoảng sắp tới.
Nỗ lực thích ứng và Top 4 giải pháp của các doanh nghiệp vận tải hành khách
Ngành vận tải đã ứng phó với đại dịch bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như chuyển sản xuất ô tô để làm mặt nạ phòng độc, biến tàu cao tốc thành bệnh viện dã chiến, hỗ trợ các chuyên gia y tế bằng cách đào tạo sơ cứu viên của hãng hàng không, cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí cho bệnh nhân và nhân viên y tế, giao nhu yếu phẩm cho những người dễ bị tổn thương bằng taxi và những chuyến xe nhân ái. Tại Việt Nam, các hãng hàng không còn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua những chuyến bay đặc biệt đưa công dân Việt Nam từ vùng dịch trở về nước an toàn hay những chuyến bay hữu nghị chở vật tư y tế tới các vùng dịch… Song song với việc cùng chung tay với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại COVID-19, các doanh nghiệp vận tải hành khách đã nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động thông qua một số biện pháp chủ yếu sau:
Cắt giảm nhân sự: Trong bối cảnh lượng hành khách sụt giảm, dòng tiền bế tắc, để giảm bớt gánh nặng, các hãng vận tải buộc tiến hành cắt giảm nhân sự. Theo Bloomberg, ước tính hơn 400.000 nhân sự làm việc tại các hãng hàng không lớn trên thế giới mất việc do COVID-19. Đây có lẽ là đợt cắt giảm nhân sự có quy mô lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không. Tuy nhiên, đó chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh nhân sự u ám toàn ngành hàng không khi còn hàng chục nghìn người khác hiện đang nghỉ việc không lương, giảm giờ làm và có thể bị giảm lương trong thời gian tới. Tại Việt Nam, tình hình cũng không khả quan hơn. Hơn 10.000 nhân sự thuộc Vietnam Airlines đã phải ngừng việc, toàn bộ người lao động bị giảm lương hoặc tự nguyện không nhận lương. Không riêng Vietnam Airlines, các hãng hàng không khác như Vietjet Air, Bamboo Airways dù không tiết lộ con số cụ thể, song đều đã giảm lương, cắt giảm nhân sự. Đặc biệt, đội ngũ tiếp viên, phi công đều phải tạm thời giảm lương hoặc không nhận lương trong tháng 3 và tháng 4. Đối với ngành đường sắt, toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có 1.634 người thiếu việc làm; trong đó, 1.211 nhân sự bị tạm hoãn hợp đồng lao động, số còn lại nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5-13 ngày công.
Tái cơ cấu hoạt động: Một trong những phản ứng nhanh nhằm thích ứng với lượng hành khách sụt giảm vì dịch COVID-19 trong những tháng đầu năm của các hãng hàng không là việc chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu hiện đang giảm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này phần nào giảm bớt chi phí nhiên liệu cho các chuyến bay. Vietnam Airlines đã chủ động, nhanh chóng đưa vào sử dụng 12 máy bay thân rộng Boeing 787 và Airbus A350 để chuyên chở hàng hóa thuần túy. Vietjet Air cũng đã mở dịch vụ vận chuyển hàng hóa; tính đến giữa tháng 4, mỗi ngày hãng thực hiện khoảng 10 chuyến bay vận chuyển hàng hóa. Ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, trong khi thị trường quốc tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vận tải hành khách đã tập trung khai thác thị trường nội địa thông qua việc mở hàng loạt đường bay mới hay phối hợp cùng các hãng du lịch tăng cường các tuyến xe, chuyến tàu kết nối các điểm du lịch trong nước.
Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả: Như đã phân tích ở trên, lượng hành khách đã sụt giảm nghiêm trọng do tác động của COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu di chuyển của người dân chỉ tạm thời bị nén lại trong giai đoạn dịch và dự báo sẽ tăng nhanh trở lại ngay khi dịch được kiểm soát, và cơ hội bứt phá tăng trưởng chỉ dành cho những đơn vị vận tải có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Thống kê cho thấy, lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam trong tháng 5/2020 đã khởi sắc sau khi tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt và nhu cầu đi lại tăng cao của người dân. Cụ thể, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5/2020 đạt 2,88 triệu khách trong khi con số này trong tháng 4/2020 chỉ đạt 188.000 khách. Thêm vào đó, các hãng hàng không cũng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi chưa từng có như đổi vé, giảm giá, nâng hạng vé, voucher combo du lịch nghỉ dưỡng, tặng kèm gói bảo hiểm COVID-19… nhằm thu hút khách hàng. Truyền thông được các đơn vị vận tải sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm kết nối với khách
hàng.
Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả: Như đã phân tích ở trên, lượng hành khách đã sụt giảm nghiêm trọng do tác động của COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu di chuyển của người dân chỉ tạm thời bị nén lại trong giai đoạn dịch và dự báo sẽ tăng nhanh trở lại ngay khi dịch được kiểm soát, và cơ hội bứt phá tăng trưởng chỉ dành cho những đơn vị vận tải có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Thống kê cho thấy, lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam trong tháng 5/2020 đã khởi sắc sau khi tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt và nhu cầu đi lại tăng cao của người dân. Cụ thể, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5/2020 đạt 2,88 triệu khách trong khi con số này trong tháng 4/2020 chỉ đạt 188.000 khách. Thêm vào đó, các hãng hàng không cũng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi chưa từng có như đổi vé, giảm giá, nâng hạng vé, voucher combo du lịch nghỉ dưỡng, tặng kèm gói bảo hiểm COVID-19… nhằm thu hút khách hàng. Truyền thông được các đơn vị vận tải sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm kết nối với khách hàng.
Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả: Như đã phân tích ở trên, lượng hành khách đã sụt giảm nghiêm trọng do tác động của COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu di chuyển của người dân chỉ tạm thời bị nén lại trong giai đoạn dịch và dự báo sẽ tăng nhanh trở lại ngay khi dịch được kiểm soát, và cơ hội bứt phá tăng trưởng chỉ dành cho những đơn vị vận tải có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Thống kê cho thấy, lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam trong tháng 5/2020 đã khởi sắc sau khi tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt và nhu cầu đi lại tăng cao của người dân. Cụ thể, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5/2020 đạt 2,88 triệu khách trong khi con số này trong tháng 4/2020 chỉ đạt 188.000 khách. Thêm vào đó, các hãng hàng không cũng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi chưa từng có như đổi vé, giảm giá, nâng hạng vé, voucher combo du lịch nghỉ dưỡng, tặng kèm gói bảo hiểm COVID-19… nhằm thu hút khách hàng. Truyền thông được các đơn vị vận tải sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm kết nối với khách hàng.
Hình 5: Top 5 giải pháp của các doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ bình thường mới
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp du lịch, tháng 11/2020
Trước nhu cầu du lịch giảm, các doanh nghiệp du lịch cần kích thích và gợi mở nhu cầu cho khách du lịch cũng như trấn an tâm lý của họ. Đây chính là chìa khóa trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Khảo sát của Vietnam Report với doanh nghiệp du lịch đã chỉ ra khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và một số hạn chế được gỡ bỏ, ba yếu tố chính sẽ giúp doanh nghiệp du lịch phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời kỳ bình thường mới, đó là: Doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới với mức giá hấp dẫn; Chương trình kích cầu du lịch trên toàn quốc với sự tham gia của nhiều bên (địa phương, nhà cung cấp…); Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tốt, tạo niềm tin cho khách du lịch.
Để thu hút được khách du lịch, các lãnh đạo doanh nghiệp nên tập trung vào việc làm cho chuyến du lịch trở nên tốt hơn với những sản phẩm mới thay vì chỉ an toàn hơn. Điều này có nghĩa là cho phép khách du lịch kiểm soát nhiều hơn, cung cấp tính xác thực và cá nhân hóa cao hơn, đồng thời thực hiện cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, kích cầu với những dịch vụ chất lượng và ưu đãi hấp dẫn. Khi nhu cầu tăng lên và niềm tin tăng lên, các chỉ số như công suất khách sạn và số lượng hành khách đi máy bay nội địa có thể đạt đến mức trước đại dịch. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội để kết hợp các sản phẩm thông qua việc bán thêm sản phẩm nhằm đa dạng hóa dòng doanh thu của họ, đồng thời nâng cao giá cả và phát triển các sản phẩm cao cấp theo phân khúc khách hàng. Cùng với phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục tiến hành đào tạo nguồn nhân lực về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, hướng dẫn cho nhân viên những kỹ năng để hỗ trợ du khách và chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động của công ty khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu.
Các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá hoạt động quảng bá du lịch hiện nay còn chưa có nhiều nổi bật, trong bối cảnh mới một trong những thách thức lớn đặt ra cho ngành Du lịch là thay đổi cách thức truyền thông, quảng bá dịch vụ du lịch. Với sự phát triển của kỹ thuật số, tìm kiếm các tour du lịch thông qua các ứng dụng công nghệ đã trở thành một xu hướng. Kết quả khảo sát của Vietnam Report được thực hiện gần đây cho thấy kênh mạng xã hội (facebook, zalo…) được nhiều người tham khảo khi tìm kiếm tour du lịch nhất (82,2%), cao hơn so với kết quả thống kê năm trước (78,7%); tiếp theo là website, diễn đàn, blog du lịch (71,3%); hỏi người quen, bạn bè (62,4%). Kênh hội chợ du lịch trong năm trước có 25,3% khách du lịch lựa chọn để tìm kiếm thông tin, nhưng trong năm nay chỉ còn 15,8% và thay vào đó có 19,8% người được hỏi lựa chọn các app du lịch. Ngoài ra, cũng có tới 49,5% người được hỏi đã hoặc dự định sẽ đặt dịch vụ du lịch qua các app.
Hình 6: Đánh giá ảnh hưởng yếu tố trong truyền thông để thu hút khách du lịch
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát khách du lịch tháng 11-12/2020
Đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố truyền thông trong thu hút khách du lịch, khảo sát của Vietnam Report ghi nhận nội dung phù hợp với vấn đề sức khỏe và an toàn dịch bệnh là yếu tố được khách du lịch chú trọng nhất, tiếp đến là thông tin chi tiết về giá và dịch vụ tại điểm du lịch. Một yếu tố khác cũng được nhiều người trong khảo sát của Vietnam Report rất chú trọng đó là việc các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm điểm đến cho khách du lịch. Do đó, cách doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng cần phải thay đổi, sản phẩm phải theo xu hướng mới mà mọi người cảm thấy an toàn và mang lại nhiều trải nghiệm cá nhân hơn.
Truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
Hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông sẽ góp phần xây dựng uy tín doanh nghiệp và được xem như yếu tố quan trọng có tác động đến tâm lý khách hàng. Kết quả phân tích Media coding của Vietnam Report cho thấy hoạt động truyền thông đã tỏ rõ vai trò đồng hành cùng các doanh nghiệp vận tải hành khách và du lịch vượt qua khó khăn trong một năm đầy biến động vừa qua. Sự hiện diện của doanh nghiệp trong hai ngành đã được cải thiện đáng kể. Khoảng 80% số doanh nghiệp vận tải hành khách nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức (xem box ghi chú), trong đó 53,3% có tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần/tháng. Đối với ngành du lịch, tỷ lệ này thấp hơn, có 66,7% doanh nghiệp đạt ngưỡng nhận thức, và chỉ có 41,7% có tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần/tháng.
Số lượng bài báo đạt ngưỡng nhận thức của ngành Vận tải hành khách trong giai đoạn T10/2019-T9/2020 đã tăng lên gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước với lượng thông tin được mã hóa tăng lên gần gấp 3 lần.
Hình 7: Tỷ lệ thông tin trong nhóm chủ đề Sản phẩm/Dịch vụ và Quản trị
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Vận tải hành khách, tháng 10/2018-9/2020
Về độ đa dạng thông tin, 46,7% số doanh nghiệp vận tải hành khách có thông tin bao phủ 10/24 nhóm chủ đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, ba nhóm chủ đề thu hút truyền thông nhiều nhất bao gồm: Sản phẩm/Dịch vụ (23,7%), Tài chính/Kết quả kinh doanh (16,8%) và Quản trị (9,1%). Đáng chú ý, trong nhóm chủ đề về Sản phẩm/Dịch vụ, tỷ lệ thông tin thuộc chủ đề Chính sách sản phẩm/dịch vụ (chương trình đổi trả, hỗ trợ khách hàng) tăng đột biến so với giai đoạn trước, từ 3,3% lên 16,3%. Tương tự, trong nhóm chủ đề Quản trị, tỷ lệ thông tin thuộc chủ đề Quản trị khủng hoảng và Quản trị rủi ro đạt gần 30%, gấp đôi giai đoạn trước. Kết quả phân tích dữ liệu truyền thông với các doanh nghiệp du lịch của Vietnam Report cũng chỉ ra, số lượng bài báo còn ít so với nhiều ngành dịch vụ khác như bán lẻ, vận tải hành khách. Xét về sự đa dạng nhóm chủ đề bao phủ, chỉ có 35,7% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 nhóm chủ đề, đa số thông tin của doanh nghiệp du lịch tập trung vào các chủ đề Sản phẩm/Dịch vụ; Hình ảnh/PR/Scandal, Tài chính/Kết quả kinh doanh, Giá sản phẩm và Điều kiện kinh doanh.
Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành vận tải hành khách, hiện có khoảng 40% số doanh nghiệp đạt mức 10% này, cải thiện đáng kể so với mức 23,5% của giai đoạn trước. Đối với các doanh nghiệp du lịch, tỷ lệ doanh nghiệp đạt ngưỡng an toàn trên 10% là 55,2% doanh nghiệp, tuy có sụt giảm so với giai đoạn trước (63,4%) nhưng vẫn ở mức khá cao.
Sự chủ động của doanh nghiệp trên truyền thông cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro uy tín truyền thông của doanh nghiệp. Trong giai đoạn nghiên cứu từ 11/2018-10/2019, các bài báo từ nguồn doanh nghiệp công bố chỉ chiếm 9,8%, nhưng giai đoạn 11/2019-10/2020, các doanh nghiệp du lịch đã chủ động công bố thông tin hơn, lượng tin từ doanh nghiệp công bố đã đạt ngưỡng yêu cầu tối thiểu với 31,3% (Để đảm bảo thông tin chính xác và tăng độ tin cậy với các đối tượng tiếp nhận, ít nhất 1/3 lượng thông tin về doanh nghiệp trên truyền thông cần được dẫn nguồn từ doanh nghiệp và các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp).
Tần suất thông tin theo tháng: Trong giai đoạn phân tích Media Coding từ 10/2018 – 10/2020 có thể thấy thời điểm tháng 4 khi Chính phủ thực hiện cách ly xã hội, lượng tin bài về các doanh nghiệp du lịch rất thấp, nhưng sau khi hết giãn cách, hoạt động du lịch trở lại, lượng tin bài theo đó cũng tăng lên. Đặc biệt là tháng 8/2020, lượng tin bài đạt mức cao nhất trong các tháng nghiên cứu khi cuối tháng 7 tại Đà Nẵng - một trong những thành phố du lịch được nhiều người yêu thích, trở thành tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 và số ca nhiễm mới liên tục tăng sau đó. Trong thời gian này, các doanh nghiệp du lịch vẫn hoạt động mà không "ngủ đông" như đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4 và cùng nhau ứng phó dịch bệnh trong tình hình mới. Doanh nghiệp đã tạo điều kiện tối đa cho du khách, đảm bảo quyền lợi, đảm bảo an toàn cho khách thông qua hướng dẫn du khách hoãn, lùi kế hoạch du lịch, bảo lưu tour sang thời điểm thích hợp hoặc tư vấn khách du lịch đến điểm khác.
Hình 8: Tần suất thông tin theo tháng
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Du lịch từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2020
Xét về tỷ lệ tin tích cực – tiêu cực theo tháng của ngành Du lịch: Tháng 8/2020 cũng là tháng có tỷ lệ tin tiêu cực cao nhất (35,1%). Trong đó, tin tiêu cực tập trung chủ yếu ở các chủ đề: Tài chính/Kết quả kinh doanh (71,9%); Điều kiện kinh doanh (46,2%). Các chủ đề về Sản phẩm; Quản lý; Giá có tỷ lệ tin tích cực cao, chiếm trên 50%.
Hình 9: Tỷ lệ tin tích cực – tiêu cực theo tháng
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Du lịch từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2020
Những phân tích dữ liệu Media Coding cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đến kết quả kinh doanh và những nỗ lực của doanh nghiệp Vận tải hành khách - Du lịch trong ứng phó với tác động của đại dịch. Các doanh nghiệp càng chủ động đẩy mạnh truyền thông và đưa những thông tin tích cực nhằm kích cầu khách hàng với những chương trình khuyến mại, chính sách đổi trả, chăm sóc khách hàng hợp lý để chiếm được lòng tin và sự trung thành.
Top 5 giải pháp của Chính phủ để hỗ trợ cho ngành Du lịch
Do tính chất phụ thuộc lẫn nhau của các dịch vụ du lịch, đại dịch diễn ra là một lời kêu gọi sự phối hợp liên ngành, liên vùng, từ trung ương đến các địa phương, giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân cần phải chặt chẽ hơn nữa để xây dựng một cơ chế du lịch an toàn. Chính phủ cần xem xét các tác động lâu dài của đại dịch, xây dựng các kịch bản và giải pháp linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế du lịch tồn tại cùng với dịch bệnh trong ngắn hạn và trung hạn.
Trong thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền các địa phương thông qua nhiều biện pháp cụ thể như: Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch (giãn thời gian nộp thuế, giảm tiền điện, giảm tiền thuế đất, giảm phí, lệ phí,…); Chính quyền các tỉnh, thành phố miễn giảm vé thăm quan, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và khách du lịch. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report, hiệu quả của các chính sách này còn hạn chế do còn quá nhiều thủ tục trong khâu xét duyệt, nhiều quy định không phù hợp với thực tế và hạn mức cho vay còn thấp.
Theo đó, để hỗ trợ tốt hơn nữa cho ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong khảo sát của Vietnam Report đã đưa ra 5 giải pháp, trong đó cần có các giải pháp để lập kế hoạch trường hợp tình hình xấu đi hoặc bắt đầu cải thiện, tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, như: miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội thêm nữa; giảm lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp mà vốn dĩ có nguồn tài chính vững chắc nhưng đang gặp vấn đề về dòng tiền tạm thời do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều này sẽ góp phần giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động cũng như đầu tư phát triển.
Hình 10: Top 5 giải pháp của Chính phủ cho các doanh nghiệp du lịch
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp du lịch, tháng 11/2020
Đồng thời, Chính phủ và chính quyền địa phương cần tiếp tục kiểm soát tốt an toàn vệ sinh dịch tễ, an ninh, trật tự, môi trường tại các điểm du lịch và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam và bổ sung cơ chế chính sách đặc thù cho ngành Du lịch.
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020 là kết quả nghiên cứu độc lập và khách quan của Vietnam Report dựa trên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông đã được Vietnam Report và các đối tác ứng dụng từ năm 2012, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Dược, Thực phẩm - Đồ uống, Bán lẻ, Vận tải - Logistics...
Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại Việt Nam.
Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng về các doanh nghiệp ngành Du lịch (từ tháng 10/2018-10/2020) và Vận tải hành khách (từ tháng 10/2018-9/2020). Các bài báo được đánh giá theo ở cấp độ câu chuyện (story - level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn để mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức - khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).
Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.
Lễ công bố chính thức bảng xếp hạng và tôn vinh Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020 được tổ chức vào ngày 08 tháng 01 năm 2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP. Hà Nội.
Mọi chi tiết xin vui lòng truy cập website của Ban Tổ chức: https://toptenvietnam.vn/.
Vietnam Report