Triển vọng tươi sáng cho ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu
Ngành công nghiệp xây dựng trên toàn cầu đang dần lấy lại sức mạnh, sau một thời gian dài trì trệ trong bối cảnh của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo một nghiên cứu mới từ Timetric’s Construction Intelligence Center (CIC) xét về giá trị ngành công nghiệp toàn cầu đạt 8,5 nghìn tỷ USD trong năm 2015, tăng từ 7,5 nghìn tỷ USD trong năm 2010. Trong giai đoạn dự báo (2016-2020) tốc độ mở rộng sẽ tăng với mức trung bình hàng năm là 3,4%.
Các nước mới nổi sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển sẽ dần giảm về mức trung bình hàng năm là 4,2% so với 5,2% trong giai đoạn dự báo (2011-2015). Trong năm 2010, thị trưởng mới nổi chiếm 43,9% sản lượng toàn cầu, và tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên 51,9% vào năm 2020. Tuy nhiên, sự hồi phục ở các nền kinh tế phát triển sẽ đẩy nhanh tiến độ sản lượng xây dựng trên toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ lệ mở rộng hàng năm trong các nền kinh tế tiên tiến tăng từ mức trung bình 0,1% trong giai đoạn xem xét đến 2,5% trong giai đoạn dự báo.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, do sự trì trệ tương đối trong ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc, việc mở rộng sẽ bị suy yếu do dư thừa bất động sản nhà ở dân cư mới. Các thị trường mới nổi của Đông Nam Á sẽ có sự đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng mới, được hỗ trợ bởi vốn đầu tư tư nhân.
Các ngành công nghiệp xây dựng ở hầu hết các nước Tây Âu đang hồi phục nhưng về tổng thể sản lượng trong điều kiện thực tế vẫn không đạt được giá trị như trước khủng hoảng. Những rắc rối chính trị đang diễn ra ở khu vực châu Âu và cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút. Ngành công nghiệp xây dựng của Đức sẽ tăng trưởng chậm.
Đầu tư quy mô lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng, chủ yếu liên quan đến giao thông vận tải, sẽ là một động lực chính, sau sự tăng trưởng nhanh chóng trong ngành xây dựng ở Trung Đông và châu Phi. Ngành công nghiệp của Qatar sẽ vẫn phát triển nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn dự báo, với một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng vốn đầu tư lớn. Sự sụt giảm giá dầu sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của các chính phủ trong nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn thu từ lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.
Ngành công nghiệp xây dựng của khu vực Mỹ Latinh được dự đoán sẽ tăng với tốc độ chậm hơn so với khu vực thị trường mới nổi khác, chủ yếu do sự giảm tốc ở Brazil. Bất ổn kinh tế sẽ tiếp tục làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư ở Argentina, Venezuela. Ngành công nghiệp xây dựng của Mexico đang hồi phục và sẽ được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án khu dân cư. Đồng tiền yếu đang có ảnh hưởng xấu đến Chile và Peru.
Lam Anh
Tổng hợp