Triển vọng "u ám" mà Châu Âu sắp phải đối mặt
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) vừa hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế nước này xuống còn 1,7% trong năm nay và mức 1,4% trong năm 2017. Bên cạnh đó, họ cũng đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng cho hai năm tiếp theo xuống lần lượt là 1,4% và 1,6%.
Lạm phát của Đức dự kiến vẫn ở mức vừa phải trong năm 2016, với giá tiêu dùng chỉ tăng 0,2% năm 2016, 1,5% năm 2017 và 1,7% năm 2018. Tuy vậy, Thống đốc Bundesbank Jens Weidmann cho biết kinh tế Đức hiện đang ở tình trạng “tương đối ổn định” và dự kiến sẽ tăng trưởng 1,8% năm 2018. Theo ông Weidmann, xuất khẩu, một trong những trụ cột của nền kinh tế Đức, chỉ mang đến một cú hích “hạn chế” song sẽ gia tăng trong những năm tới.
Trước đó, ngân hàng trung ương Banque de France của Pháp, sau khi xem xét tình hình hiện nay, đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng trong năm nay là 1,5% nhưng lại hạ mức dự báo tăng trưởng trong năm 2017 từ 1,6% xuống 1,5%. Theo BoF, môi trường quốc tế đã trở nên “kém thuận lợi hơn” đối với tăng trưởng kinh tế Pháp và khả năng giá dầu tăng cũng là một yếu tố ảnh hưởng bất lợi đối với tăng trưởng. Ngoài ra, thâm hụt thương mại của Pháp, một phần do đồng euro tăng giá, sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế nước này.
Đối với khu vực châu Âu, lạm phát là một vấn đề lớn, đặc biệt là khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang phải vật lộn để có thể đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) vừa cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ tăng trưởng 1,7% năm 2016 và 1,4% năm 2017, thấp hơn chút ít so với các dự báo trước đó là 1,8% và 1,7%.
Những số liệu trên được công bố chỉ một ngày sau khi ECB nâng mức dự báo tăng trưởng và lạm phát cho khu vực sử dụng đồng Euro. Trong cuộc họp báo ngày 3/6 tại Vienna, Chủ tịch ECB – ông Mario Draghi – cho biết tăng trưởng trong năm 2016 của khu vực có thể đạt 1,6% trong năm 2016, tăng 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 3. Mặc dù vậy, ECB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng trong năm 2017 và thậm chí còn hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2018 xuống còn 1,8%. Ông Draghi cảnh báo rằng những rủi ro cho triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Âu vẫn còn hiện hữu dù chúng đã giảm đi.
Huyền Anh
Tổng hợp