Tin tức

Trang chủ » » Vàng: Chiến lược đầu tư của nhà tỷ phú trong năm 2016

Vàng: Chiến lược đầu tư của nhà tỷ phú trong năm 2016

08/07/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Ngay trước khi Brexit xảy ra, Druckenmiller đã dự báo năm 2016 sẽ là năm của vàng. Do đó, ông đã đầu tư 30% trong tổng số tài sản ước tính 4,4 tỷ USD của mình vào vàng.

Đầu năm nay, khi giá vàng vẫn lình xình quanh đáy và thậm chí có lúc đã ghi nhận mức giảm 45% so với mức đỉnh 5 năm trước, giới đầu tư truyền tai nhau giai điệu “bán đi, bán đi” để cắt lỗ thì đâu đó vẫn còn một số nhà đầu tư đi ngược xu hướng.

Trong số đó, có Stan Druckenmiller, người sáng lập quỹ Duquesne Capital.

Trước khi Brexit xảy ra, Druckenmiller đã đặt cược lớn vào vàng thông qua các hình thức khác nhau. Druckenmiller đầu tư bằng tiền riêng của mình và 30% tài sản của ông là dành cho kênh vàng. Ông đứng trong top 10 cổ đông lớn nhất tại quỹ SPDR Gold Trust (quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới) với 2,9 triệu cổ phiếu.

Tại sao Druckenmiller chọn vàng?

Những nhận định của ông về vàng dựa trên triển vọng giảm giá của chứng khoán Mỹ và quan điểm cho rằng vàng giống như một loại tiền tệ cũng như một kênh đầu tư giá trị trong một thế giới mà đa phần đang thử nghiệm với chính sách lãi suất âm. Điều đó, giúp cho vàng sánh ngang với các tài sản an toàn khác

Quay trở lại thời điểm hơn 30 năm về trước, lãi suất phi rủi ro của trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm là 15% (quỹ đã đầu tư vốn vào đây do lãi suất cao), cổ phiếu được định giá gấp 7 lần lợi nhuận, thị trường tín dụng Mỹ nợ khoảng 165% GDP (so với mức khoảng 360% hiện nay), và NHTW có khá nhiều “đạn” để cắt giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng.

Còn ở thời điểm hiện tại, Druckenmiller cho rằng nếu Hoa Kỳ mượn nhiều tiền từ tương lai hơn bất kỳ lúc nào và mức giá cổ phiếu là sự định giá cho tương lai, các cổ phiếu nên được giao dịch ở mức giá chiết khấu (tức là thấp hơn chứ không phải cao hơn so với mức giá trong lịch sử).

Ông cũng quan ngại rằng khoản nợ tích lũy của Hoa Kỳ đã được sử dụng không hiệu quả. Dẫn chứng là dòng tiền hoạt động - vốn đạt đỉnh 5 năm trước (cùng với nợ ròng) - đã liên tục giảm mặc dù nợ ròng tiếp tục tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trong lịch sử, việc dòng tiền hoạt động giảm trong khi nợ đạt đỉnh như 5 năm qua là điều chưa từng có trong lịch sử tài chính.

Tại sao nợ đã không được sử dụng hiệu quả? Theo Druckenmiller, nó đã được sử dụng chủ yếu cho các kỹ thuật tài chính, như phục vụ M&A (mua bán, sáp nhập).

Trong những năm 1990 nợ được sử dụng chủ yếu cho chi phí vốn sản xuất và tài trợ cho việc xây dựng mạng Internet; tương đối ít được sử dụng cho phần mua lại và sáp nhập.

Nhưng đến năm 2015, 2 nghìn tỷ USD đã được chi cho việc thâu tóm và M&A so với 1,8 nghìn tỷ USD cho R&D (nghiên cứu và phát triển) và chi phí vốn. Từ năm 2012, dòng tiền cho M&A và thâu tóm tăng 750 triệu USD so với 250 triệu cho R&D và chi phí vốn.

Như vậy, với việc nợ ròng liên tục tăng trong khi lợi nhuận giảm, vốn được sử dụng không hiệu quả, Druckenmiller không nhìn thấy giá trị sinh lợi của chứng khoán. Do đó, ông đã mua vàng.

Nếu như trước kia, nhà đầu tư xem vàng như là tài sản cuối cùng nên sở hữu cho triển vọng sáng lạng với giá cả được định giá phù hợp, thì hôm nay, tình hình đã bị đảo ngược hoàn toàn. Vàng được xem là kênh đầu tư hàng đầu được nhiều người lựa chọn, đặc biệt với hiện trạng tiêu cực trên toàn cầu sau Brexit khiến vàng càng được săn đón.

Và với Druckenmiller, người luôn đặt niềm tin vào vàng khi giá của kim loại quý này còn thấp và trước sự kiện Anh bỏ phiếu rời EU, Brexit đã mang lại những khoản lợi nhuận béo bở cho ông.

Theo Đinh Lộc

 Trí thức trẻ/Motley Fool

  




Văn bản gốc