Tin tức

Trang chủ » » Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

15/05/2019

Chuyên mục: Tin tức In trang

Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên Việt Nam được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập trên Twitter cá nhân như một điểm đến của các nhà đầu tư muốn rời Trung Quốc để tránh bị đánh thuế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Theo nhận định của công tư tư vấn bất động sản CBRE, trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam được ghi nhận là trở thành một cứ điểm sản xuất quan trọng trong thời gian gần đây. Cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc đã cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Do vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ địa điểm sản xuất nhỏ thành một cứ điểm lớn và thành công.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam có duy trì được vị thế đang lên của một nền kinh tế sản xuất của Châu Á khi Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thu nhập bình quân cao trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Theo nhận định của CBRE, câu trả lời rõ ràng là có. Tuy vậy, Việt Nam không thể ngủ quên trong chiến thắng tức thời vì sẽ có rất nhiều quốc gia sẽ cũng sẽ tận dụng cơ hội từ chi phí sản xuất tăng cao của Trung Quốc cũng như các căng thẳng địa chính trị gần đây.

Tối 13/5, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đáp trả thuế quan đối với 60 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ, trả đũa động thái trước đó của Washington trong việc gia tăng thuế quan với 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức 25% từ mức 10%. Mỹ còn đe doạ sẽ tiếp tục nâng thuế đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong thời gian tới.

"Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á”, ông Trump dự đoán.

Tại sao là Việt Nam, tại sao là bây giờ?

Các chuyên của công ty tư vấn CBRE nhận định, vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển sang giai đoạn cao hơn. Trong những thập niên vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện tốt vai trò làm công xưởng sản xuất cho toàn thế giới. Quốc gia này cũng trở thành một hiện tượng kinh tế trong lịch sử khi nhảy vọt từ một quốc gia thu nhập thấp lên thu nhập trung bình chỉ trong hai thế hệ. 

Sự thay da đổi thịt này có lợi rất lớn cho người dân và nền kinh tế Trung Quốc. Tuy vậy, vai trò này đang thay đổi, theo hướng sản xuất để phục vụ cho thị trường nội địa và đồng thời chú trọng hơn cho ngành dịch vụ.

Kết quả là Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu. Tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ chỉ càng đẩy nhanh quá trình này. Dù có thế nào, vai trò của Trung Quốc trong ngành xuất toàn cầu và xuất khẩu cũng sẽ thay đổi và Chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự thay đổi này.

Đây là một tin tốt cho các thị trường đang phát triển của Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Việt Nam, trong số đó, được tin rằng sẽ là quốc gia hưởng lợi chính và nhiều nhất từ sự dịch chuyển này của Trung Quốc.

Dòng vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc, bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi

Điều đáng mừng là có nhiều tác nhân để duy trì sự vị thế quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Theo nhận định của CBRE, tác nhân của sự dịch chuyển sản xuất xuất khẩu ra khỏi Trung Quốc có nhiều mặt, quan trọng nhất chính là chi phí lao động thấp. 

Đồng thời, chi phí thuê đất ở Việt Nam cũng cạnh tranh hơn, ít dần các rào cản thương mại, kết nối trực tiếp vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng cải thiện và các chính sách hộ trợ công nghiệp, bên cạnh các tác nhân khác, đang đảm bảo nền tảng vững chắc cho thành công hiện thời của ngành sản xuất Việt Nam.

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Lương hằng năm của nhân công sản xuất tại Việt Nam thấp khi so sánh với thế giới. Nhân công có tay nghề tại Việt Nam là một lựa chọn rất hợp lý khi lương của họ chỉ bằng một phần ba so với nhân công có tay nghề tại Trung Quốc.

Hơn thế nữa, Việt Nam còn có một vị trí địa lý chiến lược, góp thêm nhiều giá trị hơn khi so sánh với các quốc gia làng giềng ASEAN như Indonesia và Philippines. 

Kết bạn

Các thành tố cơ bản tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, lạm phát thấp và ổn định đã trở thành những tác nhân chính giúp củng cố cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, CBRE cho rằng những chính sách và cải cách thể chế đến từ chính quyền là cần thiết để củng cố ngành sản xuất trong dài hạn.

Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam đang vượt mặt các quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc về ngân sách chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng tính trên phần trăm của GDP. Việc này đã giúp hình thành các đường cao tốc mới, cảng biển quy chuẩn quốc tế và các sân bay hiện đại hơn để hỗ trợ nhu cầu ngành công nghiệp trong hiện cũng như tương lai.

Thêm vào đó, những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam đã góp phần quan trọng giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn đến các thị trường xuất khẩu lớn bằng cách tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA).

Theo CBRE, các nhà hoạch định chính sách và các cộng động kinh doanh đều đồng tình rằng việc tiếp tục sử dụng các chính sách này rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có năm hiệp định thương mại trong nội bộ ASEAN, sáu cam kết khác được ký giữa ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, bên cạnh bốn hiệp định tự do thương mại song phương khác.

Những hiệp ước này đã xóa bỏ thuế quan giữa các quốc gia thành viên, giúp các nhà sản xuất nước ngoài tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Thêm nữa, các tập đoàn sản xuất tại Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế khi xuất khẩu sang các thị trường thuộc các hiệp ước đã được ký kết.

Để tiếp tục tiếp sức cho kinh tế Việt Nam, đầu tư vào ngành sản xuất và cơ sở vật chất công nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục cần được ưu tiên. Theo CBRE, quá trình này sẽ không chậm lại trong tương lai khi Chính phủ rất quyết tâm để đưa Việt Nam lên một vị thế đặc biệt nhằm thay thế Trung Quốc làm một thị trường sản xuất.

Đáp trên đôi chân của chính mình

Bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.

Năm 2019 tiếp tục là một năm có lợi đối với Việt Nam. Theo nghiên cứu của CBRE, giá đất công nghiệp tại một số thành phố chính tại Trung Quốc đã là 180 USD/m2 trong khi ở Việt Nam rơi vào khoảng 100-140 USD/m2. Đây rõ ràng là một điểm thu hút rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất tiềm năng.

Hơn thế nữa, bình quân giá thuê đất công nghiệp tăng vừa phải 5-8% mỗi năm tại Việt Nam. Giá thuê tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các khu có vị trí chiến lược và gần kết nối với các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang tăng.

Chẳng hạn, giá thuê nhà xưởng và kho xây sẵn tại TP. HCM trung bình đạt 4,1 USD/m2/tháng. Giá thuê nhà xưởng công nghiệp xây sẵn ở miền Nam có thể đạt mức 8 USD/m2/tháng tại một khu nhà xưởng cho thuê mới dành cho khách hàng Nhật tại TP. HCM.

Ở phía Bắc, giá thuê xưởng xây sẵn và nhà kho trung bình giao động từ 3,5 USD đến 4 USD/m2/tháng, có thể đạt đến 5,5 - 6 USD/m2/tháng đối với các khu công nghiệp đã phát triển hạ tầng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng.

Phía trước của cuộc chơi

Trong thời gian tới, CBRE cho rằng các khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Tỷ lệ lấp đầy tiêu chuẩn trong khoảng 70-90% sẽ được giữ vững và kết nối cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quyết định trong sự lựa chọn địa điểm thuê.

Trong một thống kê gần đây của đơn vị này, số lượng nhà máy tại Việt Nam trong danh sách nhà cung cấp của Apple đã tăng từ 16 trong năm 2015 đến 22 trong năm 2018, và tất cả đều là công ty FDI. 

Cũng theo xu hướng này, Samsung Electronics Co., Ltd trong năm vừa qua đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đang là nhà phân phối loại 1 của Samsung. Tỷ lệ nội địa hóa đã tăng từ 34% tổng giá trị sản xuất vào năm 2014 lên 57% vào năm 2017.

Rõ ràng, hoạt động này đã đánh tiếng lớn cho vị thế và tiếng tăm của Việt Nam như một thị trường sản xuất công nghiệp hàng đầu. Sắp tới sẽ tiếp tục là những thời điểm tốt với sự hỗ trợ từ chính quyền, những khuyến khích thương mại và sự quan tâm của doanh nghiệp. 

CBRE nhận định trong phần còn lại của năm 2019 và cả năm 2020, Việt Nam tiếp tục tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp đến từ lợi ích của sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc.

Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.

Quỳnh Chi

Theo The Leader

  




Văn bản gốc