VietJet Air sẵn sàng lên sàn
Thời điểm cuối năm 2016 hứa hẹn sẽ rất sôi động với kế hoạch IPO của những ông lớn, trong đó phải kể đến Vinamilk. Mới đây, thị trường chứng khoán lại hào hứng trước thông tin hãng hàng không giá rẻ Vietjet chuẩn bị cổ phần trong quý IV/2016 được những người đứng đầu của hãng chia sẻ.
Trong cuộc gặp mặt nhà đầu tư tại TP HCM ngày 13/10, giám đốc Lưu Đức Khánh cho biết VietJet Air đã có những buổi làm việc ở nước ngoài trước khi quay lại và chuẩn bị cho đợt IPO trên sàn HOSE trong 3 tháng tới.
Ông Khánh cho biết tăng trưởng và hoạt động của công ty đang ở trạng thái tốt và VietJet sẽ bám sát kế hoạch IPO trong năm nay.
VietJet được thành lập năm 2007 và là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm nay, VietJet phục vụ khoảng 30 triệu hành khách. Dự kiến lượng hành khách VietJet chuyên chở trong năm nay sẽ đạt 15 triệu người, tăng 60% so với năm 2015. Kết quả này nếu đạt được sẽ giúp công ty tăng gấp đôi doanh thu từ 11.000 tỷ đồng (493 triệu USD) trong năm 2015 lên 22.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Trong bài phỏng vấn mới đây với tờ Nikkei, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của Vietjet cho hay hãng sẽ tiến hành IPO vào cuối năm nay, trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE). Bởi theo những người đứng đầu Vietjet “Đây là thời điểm rất thuận lợi cho công ty, xét về cả tăng trưởng và kết quả hoạt động kinh doanh".
Trong một bài chia sẻ trước đây, bà Thảo kỳ vọng về việc sẽ đưa Vietjet Air trở thành một hãng hàng không toàn cầu "Chúng tôi học hỏi Emirates, hãng hàng không toàn cầu của một quốc gia có dân số khiêm tốn. Vietjet sẽ trở thành một Emirates của châu Á". Emirates là hãng hàng không có trụ sở ở Dubai, sở hữu nhiều chuyến bay đường dài nhất thế giới với các chuyến bay được thực hiện ở 150 sân bay khác nhau.
Khi được hỏi về vấn đề tăng giá vé, bà Thảo cho biết VietJet được xây dựng không chỉ để mang đến vé giá rẻ cho người có thu nhập thấp mà còn mang tới trải nghiệm Skyboss tiêu chuẩn cao.
Với gần 5 năm chính thức hoạt động, VietJet hoạt động trên 37 tuyến bay tại Việt Nam. Mục tiêu của công ty này là mở rộng các tuyến bay và tăng thị phần trong nước lên 40%, cạnh tranh trực tiếp với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.
Bên cạnh đó, VietJet cũng mở thêm các tuyến bay quốc tế tới Thái Lan, Singapore Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc và Myanmar.
Hiện nay VietJet đang sở hữu đội bay gồm 40 chiếc máy bay, bao gồm Airbus A320s and A321s, với 350 chuyến bay/ngày.
Với mục tiêu xây dựng trở thành một công ty toàn cầu, hồi tháng 8, VietJet hợp tác với Hahn Air để có thể bán vé thông qua hệ thống của hãng hàng không nước Đức.
Nhờ đó, VietJet có thể tiếp cận cơ sở khách hàng của Hahn Air trên 190 thị trường và hơn 300 đối tác, qua đó giúp khách hàng của VietJet tới được những điểm đến công ty chưa thể tiếp cận.
Bà Thảo cho biết VietJet đang đàm phán để mở rộng hợp tác với các hãng hàng không khác vào năm 2017.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang theo dõi sát sao quá trình IPO của VietJet bởi họ coi đây là một trong những công ty hấp dẫn nhất chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2016. Tuy nhiên, họ cũng đang muốn xem VietJet sẽ xử lý vấn đề bay chậm chuyến ra sao. Sự chậm trễ của các chuyến bay tại Việt Nam là một vấn đề hệ thống nghiệm trọng của ngành công nghiệp hàng không nước này.