“Italexit” có thể sẽ xảy ra
Châu Âu dường như đã đối phó tốt với cú sốc Brexit gần đây, nhưng bây giờ Italia đang có khả năng cũng rời khỏi liên minh châu Âu. Điều này cần được quan tâm tối đa để hoạch định chính sách kinh tế châu Âu và toàn cầu.
Mặc dù người ta có thể nghĩ về một châu Âu không có nước Anh, rất khó để tưởng tượng rằng đồng Euro ở thời điểm hiện tại có thể tồn tại sau sự ra đi của Italia, nước thành viên lớn thứ ba của Eurozone.
Cũng rất khó để tưởng tượng rằng sự tháo gỡ của Euro sẽ không phải là một sự kiện kinh tế có hệ thống toàn cầu.
Việc Italia rời khỏi EU sau 1 hoặc 2 năm là khá mù mờ. Trên tất cả, hiệu quả kinh tế của Italia trong Euro đã không có gì ngoài sự ảm đạm. Tám năm sau sự suy thoái kinh tế lớn giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế Italia vẫn ở mức 6% so với mức đỉnh trước năm 2008 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức trên 11%. Ngoài ra, dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế nói rằng nền một kinh tế Italia xơ cứng sẽ chỉ lấy lại hiệu suất của năm 2008 vào năm 2025 cũng là điều đáng quan tâm.
Ảnh hưởng chính trị trong nhiều năm kinh tế Italia suy giảm một cách thất vọng cũng sớm được kiểm chứng tại các cuộc thăm dò. Trong tháng Mười Một, Italia có kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu về cải cách hiến pháp, chủ yếu là liên quan đến một đề nghị tinh giản đề nghị quốc hội. Với việc Thủ tướng Matteo Renzi cam kết từ chức, phe đối lập đã chuyển cuộc trưng cầu này thành việc bỏ phiếu không tín nhiệm với chính phủ.
Một thời gian dài bất ổn chính trị không phải là điều mà một nền kinh tế Italia xơ cứng bây giờ cần. Hệ thống ngân hàng của nó là gánh nặng với các khoản nợ không thanh toán được mà tương đương với khoảng 18% tổng dư nợ của nó, và nợ khu vực công đã tăng lên 135% của GDP.
Tổng thống Đức Chancellor Merkel Pháp Hollande và Thủ tướng Ý Renzi tham dự một cuộc họp báo
trong các cuộc thảo luận về kết quả của Brexit ở Berlin.
Tuy nhiên, trong trường hợp ông Renzi thua trong cuộc trưng cầu tháng mười một, bất ổn chính trị chính xác là những gì Italia sẽ nhận được. Rất có thể các cuộc bầu cử quốc hội mới sẽ cần phải được tiến hành. Tối thiểu, việc không bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu sẽ làm vững tâm thành viên của Đảng Năm Sao (Five Star Party) của đất nước, trong đó cân bằng với Đảng Dân chủ của ông Renzi trong các cuộc thăm dò và trong đó cam kết đưa Italia ra khỏi Euro. Điều này khó có thể tạo niềm tin cho những người gửi tiền vào ngân hàng của Italy hoặc chủ nợ công của nước này.
Lý do mà các hoạch định chính sách châu Âu nên lo sợ một thời kỳ bất ổn chính trị kéo dài ở Italia không chỉ đơn giản là nền kinh tế của nước này đã rất yếu và các ngân hàng của mình đang đứng trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng toàn diện. Mà lí do là, không giống như trường hợp của Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, Italia chỉ đơn giản là quá lớn để có thể được cứu thông qua các khoản vay từ hệ thống tiền tệ Châu Âu hoặc thông qua việc mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Italia là quá lớn để được cứu một phần vì nước này hiện nay là thị trường trái phiếu chính phủ lớn thứ ba trên thế giới, với hơn 2 nghìn tỷ euro nợ chính phủ. Hơn nữa, các ngân hàng của Italia có tài sản tổng cộng hơn 4 nghìn tỷ euro và khoảng 360 tỷ euro nợ xấu. Những con số này không là gì so với các con số tương ứng của các nước khác ở ngoại vi kinh tế châu Âu.
Italia có thể gặp may mắn và ông Renzi có thể bằng cách nào đó giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu. Nếu điều đó xảy ra, người ta phải hy vọng rằng ông sẽ tận dụng lợi thế của sự ổn định chính trị. Ông ta có thể sử dụng nó để tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế một cách sâu sắc, điều được coi là rất cần thiết để nền kinh tế Italia tăng trưởng trở lại.
Nếu không có tăng trưởng kinh tế, có rất ít hy vọng rằng Italia có thể khôi phục lại sức khỏe hệ thống ngân hàng hoặc giải quyết khoản nợ công khổng lồ của nó.
Thu Thủy
Lược dịch theo Business Insider