Báo cáo Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp Việt Nam và Công cuộc chuyển đổi số giai đoạn hậu COVID-19

Nhờ những nỗ lực khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia, năm 2020, quy mô kinh tế số của Việt Nam ước đạt 14 tỷ USD (đóng góp khoảng 5% GDP) và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số. Chuyển đổi số và kinh tế số đã tạo thêm các nguồn dư địa để mọi ngành nghề có thể mở rộng quy mô, phát triển năng động hơn thông qua các phương thức sản xuất và cấu trúc kinh tế mới.

27/04/2021

Báo cáo thường niên White Paper: Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp lớn Việt Nam và Động lực tăng trưởng 2021

Sách trắng song ngữ “Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp lớn Việt Nam và Động lực tăng trưởng 2021” là sản phẩm do Vietnam Report cùng nhóm chuyên gia phối hợp xuất bản nhân sự kiện Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2020 – Bảng xếp hạng VNR500; đặc biệt trước bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang cố gắng “chữa lành” những vết thương do tác động của đại dịch và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ; tuy nhiên, những thành công lớn được ghi nhận cũng như bước tạo đà vững chắc trong thời gian qua đã củng cố thêm niềm tin và động lực xây dựng một Việt Nam thịnh vượng trong tương lai không xa.

08/01/2021

Báo cáo thường niên Vietnam Earnings Insight 2020: Tái cấu trúc - Phục hồi đà tăng trưởng trong thời kỳ bình thường mới

Trải qua làn sóng dịch COVID-19, thế giới đang vận hành theo cách hoàn toàn khác và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đạt 2,12% - thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2020; nhưng xét trong tình hình khó khăn như hiện nay, việc nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng dương vẫn được coi là một tín hiệu khả quan và đáng mừng. Cùng với đó, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020 của Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 42 trên 131 quốc gia, kém hai bậc để tiến tới nhóm 40 nước dẫn đầu với đa số là các quốc gia thu nhập cao. Bước sang thời kỳ bình thường mới, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng ở việc vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo quy định về an toàn xã hội, mà hơn nữa doanh nghiệp cần phải xây dựng được bộ máy vận hành phù hợp hơn với xu thế thị trường để linh hoạt cải thiện hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận nhằm tồn tại và phát triển bền vững, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

22/10/2020

Báo cáo ngành Bất động sản - Xây dựng năm 2020: Thị trường Bất động sản Việt Nam: Vượt qua thách thức, năm bắt cơ hội 2020

Năm 2019 đã qua để lại bức tranh thị trường bất động sản với gam màu sáng, tối đan xen. Bước sang năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến thị trường bất động sản phải điều chỉnh dự báo triển vọng ngành do sự suy giảm cung-cầu với tâm lý phòng thủ xuất hiện. Thị trường bất động sản bị phân hóa, những công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh giữ được thị trường thậm chí có thời cơ phát triển trong khi những công ty trung bình và nhỏ gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không có nguồn việc và không có lực lượng công nhân. Có thể nói đại dịch COVID-19 đã tạo ra sự phân hóa rất rõ, hay nói cách khác, đây chính là sự sàng lọc của thị trường như “lửa thử vàng”

01/10/2020

Báo cáo thường niên White Paper: Chiến lược Kinh tế Việt Nam 2020: Doanh nghiệp Việt Nam và chiến lược vươn lên trong thời kỳ bình thường mới

COVID-19 không chỉ là một đại dịch mà còn là một thách thức nhân đạo có tác động dài hạn đến cách chúng ta sống, làm việc và giải trí. Chỉ trong vài tuần, cuộc sống của mọi người đã thực sự đảo lộn theo nhiều cách không thể nào hình dung nổi. Thế giới vốn bận rộn với guồng quay của các hoạt động kinh doanh như trước đây giờ chuyển sang một thế giới “trầm tư” hơn với du lịch hạn chế, văn phòng đóng cửa, làm việc tại nhà “lên ngôi”. Giãn cách xã hội đã trực tiếp làm thay đổi cách thức sinh sống và tương tác của mọi người. Điều này cũng đang tạo ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau. Không chỉ là những khó khăn và thách thức trong trung hạn, một khi cuộc khủng hoảng càng kéo dài, chúng ta sẽ càng nhận thấy những thay đổi dài hạn và sâu sắc trong cả hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng thế giới trông sẽ khác nhiều khi chúng ta bước vào thời kỳ bình thường mới sau đại dịch COVID-19.

01/10/2020


;